OPTADS360
AANETWORK
LAVA
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Địa lí 10 Kết nối tri thức Bài 17: Vỏ địa lí, quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ địa lí


Vỏ địa lí có giới hạn như thế nào? Trong khoảng giới hạn đó có những quy luật gì? Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí thể hiện như thế nào trong đời sống? Qua nội dung bài giảng của Bài 17: Vỏ địa li, quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ địa lí do ban biên tập HOC247 biên soạn sẽ giúp các em giải đáp các thắc mắc này. Mời các em tham khảo nội dung chi tiết tại đây!

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Vỏ địa lí

a) Khái niệm

Hình 17.1. Sơ đồ lớp vỏ địa lí của Trái Đất

- Quan sát Hình 17.1 ta thấy được cấu tọa của lớp vỏ địa lí

- Vỏ địa lí là lớp vỏ của Trái Đất bao gồm các lớp vỏ thành phần (khí quyền, thạch quyển, thuỷ quyển và sinh quyển)

- Các lớp vỏ bộ phận (khí quyển, thạch quyển, thủy quyển, thổ nhưỡng quyển và sinh quyển) xâm nhập và tác động lẫn nhau tạo nên thể tổng hợp tự nhiên thống nhất và hoàn chỉnh.

b) Giới hạn của vỏ địa lí

- Vỏ địa lí bao gồm toàn bộ thuỷ quyền, sinh quyển và bộ phận phía trên cùa thạch quyển cùng với phần khí quyển bên dưới lớp ô-dôn. 

- Giới hạn:

+ Trên: Phía dưới của lớp ô zôn.

+ Dưới: Đáy vực thẩm đại dương và đáy lớp vỏ phong hóa ở lục địa.

+ Chiều dày khoảng 30 - 35km.

⇒ Trong phạm vi giới hạn của vỏ địa lí diễn ra năm quy luật địa lí quan trọng nhất là: quy luật thống nhất và hoàn chỉnh, sự tuần hoàn vật chất và năng lượng, tính nhịp điệu, địa đới và phi địa đới.

1.2. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ địa lí

a) Khái niệm

- Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ địa lí: là quy luật về mối quan hệ quy định lẫn nhau giữa các thành phần và mỗi bộ phận lãnh thổ trong vỏ địa lí.

- Nguyên nhân của quy luật này: là do tất cả các thành phần của vỏ địa lí không tồn tại và phát triển độc lập mà luôn tác động, trao đổi vật chất và năng lượng với nhau tạo nên thể thống nhất và hoàn chỉnh.

b) Biểu hiện của quy luật

- Nội dung: Trong vỏ địa lí, bất cứ lãnh thổ nào cũng bao gồm nhiều thành phần tác động và phụ thuộc lẫn nhau. Nếu một thành phần thay đổi sẽ dẫn tới sự thay đổi của các thành phần khác còn lại và toàn bộ lãnh thổ.

- Một số ví dụ:

+ Ví dụ 1: Khí hậu (lượng mưa tăng) thì sông ngòi (lưu lượng nước, dòng chảy tăng) dẫn tới địa hình (mức độ xói mòn tăng) và thổ nhưỡng (lượng phù sa tăng).

+ Ví dụ 2: Thực vật rừng bị phá hủy sẽ làm cho địa hình (xói mòn), khí hậu bị biến đổi và thổ nhưỡng (đất biến đổi).

Đất bị xói mòn

+ Ví dụ 3: A-ta-ca-ma là hoang mạc khô cằn nhất thế giới nằm dọc theo suờn tây của dãy An-đét do tác động của dòng biển lạnh Pê-ru. Cứ khoảng 8-12 năm một lần, dòng biển nóng tiến sâu tới 12°N - 13°N. Lúc đó, những trận mưa rào đổ xuống A-ta-ca-nia, một phần hoang mạc xuất hiện vô vàn thực vật và sâu bọ, lòng cạn biển thành dòng sông, ... Tình trạng nảy kéo dài khoảng 4 tháng.

Hoang mạc A-ta-ca-ma nở đầy hoa

c) Ý nghĩa thực tiễn của quy luật

- Dự báo trước về sự thay đổi của các thành phần tự nhiên khi sử dụng chúng

- Cần phải nghiên cứu tỉ mỉ, chính xác tất cả các đặc điểm địa lí của mọi lãnh thồ trước khi sử dụng, khai thác dưới hình thức này hay hình thức khác.

⇒ Muốn cải tạo tự nhiên hợp lí không thể không tính đến quy luật về tính hoàn chỉnh của vỏ địa lí.

ADMICRO

Bài tập minh họa

Bài tập 1: Có những quy luật nào trong giới hạn của vỏ địa lí? Các quy luật đó diễn ra và tác động lẫn nhau như thế nào?

Hướng dẫn giải:

- Các quy luật địa lí: quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí, quy luật địa đới và quy luật phi địa đới.

- Các quy luật trên có mối quan hệ mật thiết và tác động lẫn nhau tạo nên sự đa dạng của cảnh quan tự nhiên trên Trái Đất.

Bài tập 2: Nêu nội dung và cho ví dụ về quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ địa lí?

Hướng dẫn giải:

- Nội dung: Trong vỏ địa lí, bất cứ lãnh thổ nào cũng bao gồm nhiều thành phần tác động và phụ thuộc lẫn nhau. Nếu một thành phần thay đổi sẽ dẫn tới sự thay đổi của các thành phần khác còn lại và toàn bộ lãnh thổ.

- Một số ví dụ:

+ Ví dụ 1: Khí hậu (lượng mưa tăng) thì sông ngòi (lưu lượng nước, dòng chảy tăng) dẫn tới địa hình (mức độ xói mòn tăng) và thổ nhưỡng (lượng phù sa tăng).

+ Ví dụ 2: Thực vật rừng bị phá hủy sẽ làm cho địa hình (xói mòn), khí hậu bị biến đổi và thổ nhưỡng (đất biến đổi).

ADMICRO

Luyện tập

Học xong bài này các em cần biết:

- Nêu được khái niệm giới hạn của lớp vỏ địa lí

- Trình bày được nội dung của quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ địa lí

- Lấy ví dụ thực tế của quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ địa lí

3.1. Trắc nghiệm Bài 17 Địa lí 10 KNTT

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Địa lí 10 Kết nối tri thức Chương 7 Bài 17 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 17 Địa lí 10 KNTT

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Địa lí 10 Kết nối tri thức Chương 7 Bài 17 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Mở đầu trang 51 SGK Địa lí 10 Kết nối tri thức - KNTT

Câu hỏi mục 1 trang 51 SGK Địa lí 10 Kết nối tri thức - KNTT

Câu hỏi mục 2 trang 52 SGK Địa lí 10 Kết nối tri thức - KNTT

Luyện tập trang 52 SGK Địa lí 10 Kết nối tri thức - KNTT

Vận dụng trang 52 SGK Địa lí 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài tập 1 trang 42 SBT Địa lí 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài tập 2 trang 43 SBT Địa lí 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài tập 3 trang 43 SBT Địa lí 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài tập 4 trang 43 SBT Địa lí 10 Kết nối tri thức - KNTT

Hỏi đáp Bài 17 Địa lí 10 KNTT

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Địa lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Địa Lý 10 HỌC247

NONE
OFF