OPTADS360
AANETWORK
LAVA
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Địa lí 10 Kết nối tri thức Bài 12: Nước biển và đại dương


Dân ta có câu tục ngữ " Trăng khi tròn khi khuyết, Nước khi lớn khi ròng" để nói về hiện tượng thủy triều. Vậy, thủy triều là gì? Thông qua nội dung bài giảng của Bài 12: Nước biển và đại dương trong chương trình SGK Địa lí 10 Kết nối tri thức để trả lời câu hỏi trên và cùng HOC247 tìm hiểu về các tính chất của nước biển và đại dương. Mời các em cùng tham khảo!

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Tính chất của nước biển và đại dương

 a) Độ muối

- Nước biển có nhiều chất hoà tan, nhiều nhất là các muối khoáng.

- Độ muối trung bình của nước biển là 35‰.

+ Độ muối tăng hay giảm phụ thuộc vào lượng bốc hơi, lượng mưa và lượng nước sông đổ vào (ví dụ: Biển Đỏ có độ muối đạt tới 43‰, trong khi biển Ban-tích có độ muối chì dưới 10‰).

+ Độ muối còn thay đổi theo vĩ độ: vùng Xích đạo độ muối là 34,5‰, vùng chí tuyến độ muối là 36,8‰, vùng ôn đới độ muối giảm xuống 35‰, vùng gần cực độ muối chì còn 34‰.

+ Độ muối cũng thay đổi khá phức tạp theo độ sâu, tuỳ thuộc vào các điều kiện khí tượng, thuỷ văn.

b) Nhiệt độ

- Chế độ nhiệt của nước biển điều hoà hơn chế độ nhiệt của không khí. Nhiệt độ trung bình bề mặt toàn bộ đại dương thế giới là khoảng 17°C.

- Nhiệt độ nước biển giảm dần từ Xích đạo về hai cực. Nhiệt độ nước biển cũng thay đổi theo độ sâu.

1.2. Sóng, thuỷ triều và dòng biển

a) Sóng biển

- Sóng biển là sự dao động của nước biển theo chiều thẳng đứng.

- Phân loại: Sóng bạc đầu, sóng thần.

- Nguyên nhân: Chủ yếu do gió, gió càng mạnh, sóng càng to. Ngoài ra còn do tác động của động đất, núi lửa phun ngầm, bão,... Còn sóng thần là do động đất, núi lửa phun ngầm dưới đáy biển, bão.

       Hình 12.1. Sơ đồ sự hình thành sóng biển

Hình 12.2. Sóng biển

b) Thủy triều

- Thuỷ triều là hiện tượng nước biển dâng cao và hạ thấp theo quy luật hằng ngày.

- Nguyên nhân chủ yếu sinh ra thuỷ triều là do lực hấp dẫn của Mặt Trăng và Mặt Trời cùng với lực li tâm của Trái Đất.

- Trong mỗi tháng âm lịch, khi ba thiên thể Mặt Trời, Mặt Trăng, Trái Đất thẳng hàng, biên độ nước dâng lớn, gọi là triều cường.

Hình 12.3. Vị trí của Mặt Trăng. Trái Đất và Mặt Trời vào các ngày “triều cường”

(lực tạo triều lớn nhất)

- Khi ba thiên thể nằm trên hai đường vuông góc, biên độ nước dâng nhỏ, gọi là triều kém.

Hình 12.4. Vị trí của Mặt Trăng, Trái Đất và Mặt Trời vào các ngày ‘triều kém”

(lực tạo triều nhỏ nhất)

- Thuỷ triều còn chịu tác động của các nhân tố khác như sự thay đổi khí áp, hình dạng bờ biển,...

c) Dòng biển

- Dòng biển là các dòng nước chảy trong biển và đại dương. Các dòng biển sinh ra chủ yếu do các loại gió thường xuyên hoặc sụ chênh lệch nhiệt độ, độ muối,... giữa các vùng biển khác nhau.

- Có hai loại dòng biển: dòng biển nóng và dòng biển lạnh. Dòng biển được gọi là nóng hay lạnh tuy theo tương quan với nhiệt độ nước biển xung quanh.

+ Dòng biển nóng xuất phát từ vùng vĩ độ thấp chảy về vùng vĩ độ cao.

+ Dòng biển lạnh xuất phát từ vùng vĩ độ cao chảy về vùng vĩ độ thấp.

- Hình 12.5. Bản đồ các dòng biển trên thế giới thể hiện các dòng biển nóng và lạnh đi qua từng khu vực trên thế giới

Hình 12.5. Bản đồ các dòng biển trên thế giới

1.3. Vai trò của biển và đại dương đối với phát triển kinh tế - xã hội

- Biển và đại dương cung cấp nguồn tài nguyên qúy giá: tài nguyên sinh vật biển; tài nguyên khoáng sản biển (dầu mỏ, khí thiên nhiên, muối biển,...); năng lượng sóng biển, thuỷ triều,...

- Biển và đại dương là môi trường cho các hoạt động kinh tế - xã hội: đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản, giao thông vận tải biển, du lịch biển, góp phần điều hoà khí hậu, đảm bảo sự đa dạng sinh học.

- Tuy nhiên, tài nguyên biển là có hạn và dễ bị tồn thương. Vì vậy, con người cần khai thác biển và đại dương một cách hợp lí và bền vững.

ADMICRO

Bài tập minh họa

Bài tập 1: Nước biển và đại dương có những tính chất gì? Trong biển và đại dương diễn ra những vận động nào?

Hướng dẫn giải:

- Tính chất của nước biển và đại dương: độ muối, nhiệt độ.

- Các vận động chính của nước biển và đại dương: sóng, thủy triều, dòng biển.

Bài tập 2: Độ muối của nước biển và đại dương có đặc điểm như thế nào?

Hướng dẫn giải:

- Độ muối trung bình của nước biển là 3‰.

+ Độ muối tăng hay giảm phụ thuộc vào lượng bốc hơi, lượng mưa và lượng nước sông đổ vào (ví dụ: Biển Đỏ có độ muối đạt tởi 43‰, trong khi biển Ban-tích có độ muối chì dưới 10‰).

+ Độ muối còn thay đổi theo vĩ độ: vùng Xích đạo độ muối là 34,5‰, vùng chí tuyến độ muối là 36,8‰, vùng ôn đới độ muối giảm xuống 35‰, vùng gần cực độ muối chì còn 34‰.

+ Độ muối cũng thay đổi khá phức tạp theo độ sâu, tuỳ thuộc vào các điều kiện khỉ tượng, thuỷ văn.

ADMICRO

Luyện tập

Học xong bài này các em cần biết:

- Nêu được các tính chất của nước biển và đại dương

- Trình bày và giải thích được các hiện tượng sóng, thuỷ triều và dòng biển

3.1. Trắc nghiệm Bài 12 Địa lí 10 KNTT

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Địa lí 10 Kết nối tri thức Chương 5 Bài 12 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 12 Địa lí 10 KNTT

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Địa lí 10 Kết nối tri thức Chương 5 Bài 12 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Mở đầu trang 41 SGK Địa lí 10 Kết nối tri thức - KNTT

Câu hỏi mục 1 trang 41 SGK Địa lí 10 Kết nối tri thức - KNTT

Câu hỏi mục 2a trang 42 SGK Địa lí 10 Kết nối tri thức - KNTT

Câu hỏi mục 2b trang 42 SGK Địa lí 10 Kết nối tri thức - KNTT

Câu hỏi mục 2c trang 43 SGK Địa lí 10 Kết nối tri thức - KNTT

Câu hỏi mục 3 trang 44 SGK Địa lí 10 Kết nối tri thức - KNTT

Luyện tập trang 44 SGK Địa lí 10 Kết nối tri thức - KNTT

Vận dụng trang 44 SGK Địa lí 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài tập 1 trang 34 SBT Địa lí 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài tập 2 trang 35 SBT Địa lí 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài tập 3 trang 35 SBT Địa lí 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài tập 4 trang 35 SBT Địa lí 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài tập 5 trang 35 SBT Địa lí 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài tập 6 trang 36 SBT Địa lí 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài tập 7 trang 36 SBT Địa lí 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài tập 8 trang 37 SBT Địa lí 10 Kết nối tri thức - KNTT

Hỏi đáp Bài 12 Địa lí 10 KNTT

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Địa lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Địa Lý 10 HỌC247

NONE
OFF