OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Địa lí 10 Kết nối tri thức Bài 11: Thuỷ quyển, nước trên lục địa


Một trong những vấn đề toàn cầu mà tất cả các quốc gia trên thế giới phải đưa vào yêu cầu khẩn cấp là bảo vệ nguồn nước ngọt. Nguồn nước ngọt là gì? Có vai trò quan trọng như thế nào? Cùng HOC247 trả lời các câu hỏi này sau khi học xong nội dung Bài 11: Thuỷ quyển, nước trên lục địa trong chương trình Địa lí 10 Kết nối tri thức.

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Khái niệm thuỷ quyển

- Thuỷ quyển là toàn bộ lởp nước bao quanh Trái Đất, phân bố trong các đại dương, trên lục địa, trong các lớp đất đá, trong khỉ quyển và cả trong cơ thể sinh vật.

- Mỗi bộ phận của thuỷ quyển đều có vai trò quan trọng như:

+ Nước trong đại dương và nưởc băng tuyết giữ ổn định nhiệt độ của bề mặt Trái Đất.

+ Lượng nước ngọt trong khí quyển và trên lục địa tuy chiếm tỉ lệ rất nhỏ nhưng giúp duy trì sự sống trên đất liền.

1.2. Nước trên lục địa

a) Các nhân tố ảnh hưởng đến chế độ nước sông

- Sông là dòng chảy thường xuyên, tương đối lớn trên bề mặt lục địa và đảo, được các nguồn nước mưa, nước ngầm, nước bãng tuyết tan nuôi dưỡng.

- Lưu lượng là lượng nước được chuyển tải qua mặt cắt ngang sông trong thời gian 1 giây (m3/s). Lưu lượng có giá trị tức thời, trung bình trong ngày, tháng, năm và nhiều năm.

- Sự thay đổi của lưu lượng nước sông có tính chu kì trong năm gọi là chế độ nước.

- Chế độ nước chịu ảnh hưởng chủ yếu bời các đặc điểm địa lí tự nhiên của nguồn cung cấp và bề mặt lưu vực.

* Ảnh hưởng của nguồn cấp nước:

- Sông được cấp nước từ hai nguồn chính:

+ Nước ngầm là nguồn cấp ít biến động, có vai trò điều tiết nước trong năm;

+ Nước trên mặt (nước mưa, nước băng tuyết tan) là nguồn cấp có biến động rõ rệt theo mùa. Chế độ nước sông phụ thuộc chủ yếu vào chế độ mưa hay băng tuyết tan.

- Chế độ nước sông phức tạp hay đơn giản sẽ phụ thuộc vào số lượng nguồn cấp:

+ Phức tạp nếu trong năm có nhiều mùa lũ, cạn xen kẽ.

+ Đơn giản khi mỗi năm có một mùa lũ và một mùa cạn.

* Ảnh hưởng của đặc điểm bề mặt lưu vực:

- Địa hình:

+ Độ dốc lớn: nước sông chảy mạnh, lũ lên nhanh.Độ dốc địa hình làm tăng cường độ tập trung lũ.

+ Vùng bằng phẳng: nước chảy chậm, lũ lên chậm và kéo dài.

+ Ở sườn đón gió, sông thường có lượng nước cấp trên mặt dồi dào hơn so với ở sườn khuất gió.

- Hồ đầm và thực vật:

+ Có tác dụng điều tiết dòng chảy.

+ Giữ lại trên lưu vực một phần nước mưa hay nước băng tuyết tan, làm giảm lũ. Lượng nước giữ lại sau đó sẽ chảy từ hồ ra hoặc thấm từ nước ngầm sang cung cấp cho sông.

- Sự phân bố và số lượng phụ lưu, chi lưu:

+ Nếu các phụ lưu tập trung trên một đoạn sông ngắn, dễ xảy ra tình trạng lũ chồng lũ.

+ Ngược lại, nếu các phụ lưu phân bố đều theo chiều dài dòng chỉnh, mỗi đợt lũ có thể kéo dài hơn nhưng lũ không quá cao. Sông có nhiều chi lưu, nước lũ thoát nhanh, chế độ nước sông sẽ bớt phức tạp.

b) Hồ

- Hồ là những vùng trũng chứa nước trên bề mặt Trái Đắt, không thông với biển.

- Vai trò: điều hòa chế độ nước sông.

- Ví dụ: Biển Hồ ở Cam-Pu-Chia điều tiết chế độ nước sông Mê Công.

Một góc cuộc sống ở Biển Hồ ở Cam-Pu-Chia

- Theo nguồn gốc hình thành, hồ bao gồm các loại:

+ Hồ núi lửa: có nguồn gốc từ hoạt động của núi lửa. Các hồ núi lửa thường hình thành ở miệng núi lửa và khá sâu như Hình 11.1. Hồ núi lửa Qui-lo-toa (Ê-cu-a-đo)

Hồ núi lửa Qui-lo-toa (Ê-cu-a-đo)

+ Hồ kiến tạo: hình thành tại các nơi lún sụt, nứt vỡ trên mặt đất do các mảng kiến tạo di chuyển, như hồ Bai-can (Liên bang Nga). Các hồ này thường dài và sâu.

Hồ Bai-can (Liên bang Nga)

+ Hồ móng ngựa: hình thành tại các khúc uốn sông bị tách ra khỏi dòng chính, sau khi chuyển dòng. Hồ dạng này thường nông, có dạng cong, như Hồ Tây (Hà Nội).

Hồ Tây (Hà Nội)

+ Hồ băng hà: Trong quá trình di chuyển, các khối đá do sông băng cổ mang theo đã bào lõm mặt đất bên dưới. Về sau, khi sông băng không còn, các hố lõm trở thành lòng hồ, như hệ thống Ngũ Hồ (biên giới Hoa Kỳ và Can-na-da).

Hệ thống Ngũ Hồ (biên giới Hoa Kỳ và Can-na-da)

+ Hồ nhân tạo: là hồ do con người tạo nên, với các mục đích khá nhau như: hồ thủy điện, hồ thủy lợi, hồ cảnh quan, ...

Hồ thủy điện Hòa Bình (Hòa Bình)

c) Nước băng tuyết

- Khi nhiệt độ xuống dưới 0°C, mưa chuyển từ trạng thải lỏng sang xốp là tuyết.

-  Nếu lượng tuyết tan ra hằng năm ít hơn lượng tuyết rơi xuống, tuyết sẽ tích đọng lại và bị nén thành băng.

- Sông băng:

+ Khi độ dày của băng đạt trên 30 m, trọng lực sẽ khiến băng có thể tự dịch chuyển từ vài cm đến 30 m/ngày, tạo thành sông băng.

+ Sông băng có quy mô rất lớn so với sông bình thường, là một trong các nhân tố thành tạo, biến đổi địa hình những nơi nó di chuyển qua.

- Ví dụ: như lục địa Nam Cực bị sông băng che phủ gần như toàn bộ

Lục địa Nam Cực bị sông băng che phủ gần như toàn bộ

d) Nước ngầm

- Nước ngầm tồn tại ở dưới bề mặt đất. Nước ngầm do nước trên mặt (nước mưa, băng tuyết tan, sông, hồ) thấm xuống.

- Mực nước ngầm và lượng nước ngầm phụ thuộc vào nguồn cung cấp nước, đặc điểm địa hình (dốc hay bằng phẳng), khả năng thấm nước của đất đá, mức độ bốc hơi và lớp phù thực vật.

- Tại các vùng ẩm ướt, đất đá dễ thấm hút nước ngầm dồi dào và nằm khá nông, thậm chí sát mặt đất. Tại các vùng khô hạn, nước ngầm có thể nằm dưới sâu vài chục hay hàng trăm mét.

- Nước ngầm có vai trò quan trọng đối với tự nhiên và kinh tế - xã hội. 

- Việc khai thác và sử dụng nước ngầm không hợp lí dẫn tới tình trạng suy giảm lượng nước ngầm. Hiện nay, việc chôn lấp, xử lỉ rác thải không đúng cách ở nhiều nơi đã làm ô nhiễm nguồn nước ngầm.

e) Các giải pháp bảo vệ nguồn nước ngọt

- Các nguồn nước ngọt trên Trái Đất đang bị suy giảm do nhiều nguyên nhân. Bảo vệ nguồn nước ngọt là yêu cầu cấp thiết hiện nay của tất cả các quốc gia trên thế giới.

- Các giải pháp chủ yếu bảo vệ nguồn nước ngọt là:

+ Sử dụng nguồn nước ngọt một cách hiệu quả, tiết kiệm và tránh lãng phí.

+ Giữ sạch nguồn nước, tránh ô nhiễm nguồn nước ngọt.

+ Phân phối lại nguồn nước ngọt trên thế giới.

ADMICRO

Bài tập minh họa

Bài tập 1: Nước trên Trái Đất tồn tại dưới những dạng nào và có ở những đâu?

Hướng dẫn giải:

Tồn tại ở dạng sông băng và các mũ băng ở các cực. Phần còn lại không đóng băng được tìm thấy chủ yếu ở dạng nước ngầm, và chỉ một tỷ lệ nhỏ tồn tại trên mặt đất và trong không khí.

Bài tập 2: Nguyên nhân nào khiến việc bảo vệ nguồn nước ngọt là yêu cầu cấp bách thế giới hiện nay?

Hướng dẫn giải:

- Trái Đất được bao phủ khoảng 70% là nước, nhưng chỉ có 2,5% thể tích nước trên Trái Đất là nước ngọt. Trong 2,5% ít ỏi này, 68,7% bị đóng băng, chỉ có 30,1% nước ngầm và 1,2% nước mặt (nước sông, hồ) và nước khác.

- Nước ngọt có vai trò rất quan trọng đối với đời sống của con người (trong sinh hoạt) và sản xuất (tưới tiêu, phục vụ công nghiệp,…).

- Nguồn nước ngọt trên thế giới hiện nay đang ngày càng suy giảm bởi nhiều nguyên nhân: nhiệt độ Trái Đất nóng lên, con người khai thác và sử dụng quá mức, ô nhiễm do nước thải sinh hoạt và sản xuất,…

=> Bảo vệ nguồn nước ngọt là yêu cầu cấp bách của tất cả các quốc gia trên thế giới hiện nay.

ADMICRO

Luyện tập

Học xong bài này các em cần biết:

- Trình bày được các vấn đề liên quan đến thủy quyển

- Nêu được các nhân tố ảnh hưởng đến nước sông

- Biết được các dạng hồ trên thế giới

- Ảnh hưởng của sông băng đến nguồn nước lũ

- Giải thích được lí do phải bảo vệ nguồn nước ngọt

3.1. Trắc nghiệm Bài 11 Địa lí 10 KNTT

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Địa lí 10 Kết nối tri thức Chương 5 Bài 11 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 11 Địa lí 10 KNTT

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Địa lí 10 Kết nối tri thức Chương 5 Bài 11 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Mở đầu trang 37 SGK Địa lí 10 Kết nối tri thức - KNTT

Câu hỏi mục 1 trang 37 SGK Địa lí 10 Kết nối tri thức - KNTT

Câu hỏi mục 2a trang 38 SGK Địa lí 10 Kết nối tri thức - KNTT

Câu hỏi mục 2b trang 38 SGK Địa lí 10 Kết nối tri thức - KNTT

Câu hỏi mục 2c trang 39 SGK Địa lí 10 Kết nối tri thức - KNTT

Câu hỏi mục 2d trang 40 SGK Địa lí 10 Kết nối tri thức - KNTT

Câu hỏi mục 2e trang 40 SGK Địa lí 10 Kết nối tri thức - KNTT

Luyện tập trang 40 SGK Địa lí 10 Kết nối tri thức - KNTT

Vận dụng trang 40 SGK Địa lí 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài tập 1 trang 32 SBT Địa lí 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài tập 2 trang 33 SBT Địa lí 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài tập 3 trang 33 SBT Địa lí 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài tập 4 trang 33 SBT Địa lí 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài tập 5 trang 33 SBT Địa lí 10 Kết nối tri thức - KNTT

Giải bài tập 6 trang 33 SBT Địa lí 10 Kết nối tri thức - KNTT

Hỏi đáp Bài 11 Địa lí 10 KNTT

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Địa lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Địa Lý 10 HỌC247

NONE
OFF