OPTADS360
ATNETWORK
NONE
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Công nghệ 9 Bài 12: Thực hành nhận biết một số sâu bệnh, bệnh hại cây ăn quả


Mục tiêu của bài thực hành dưới đây nhằm hướng dẫn các em học sinh cách nhận biết một số đặc điểm về hình thái của sâu hại cây ăn quả ở giai đoạn sâu trưởng thành và sâu non, cách nhận biết một số triệu chứng của bệnh hại cây ăn quả.

Mời các em cùng theo dõi nội dung bài học - Bài 12: Thực hành nhận biết một số sâu bệnh, bệnh hại cây ăn quả

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Dụng cụ và vật liệu

  • Kính lúp cầm tay độ phóng đạt 20 lần 

  • Kính hiển vi, khay đựng mẫu sâu, bệnh và bộ phận cây bị hại 

  • Panh

  • Thước dây, tranh vẽ một số loại sâu bệnh chủ yếu, mẫu sâu, bệnh hại sống, mẫu bộ phận cây bị hại.. 

1.2. Quy trình thực hành

1.2.1. Một số loại sâu hại

Sâu vẽ bùa

(1) Sâu trưởng thành    (2) Trứng    (3) Sâu non    (4) Nhộng     (5) Lá bị hại

a) Bọ xít hại nhãn, vải

  • Con trưởng thành có màu nâu, đẻ trứng thành ổ dưới mặt lá, con trưởng thành và sâu non hút nhựa ở các mầm non và mầm hoa làm cho mép lá bị héo và cháy khô, lá chết vàng quả non bị rụng.

  • Biện pháp phòng trừ:

    • Dùng vợt hoặc tay để bắt

    • Dùng thuốc hóa học phun diệt bọ xít mới nở

b) Sâu đục quả nhãn, vải, xoài, chôm chôm

  • Con trưởng thành nhỏ, hai râu dài, cánh nhỏ, lông mép cánh dưới dài. Ở cánh trên chỉ có lông ở đầu cánh. Sâu non màu trắng ngà.

  • Quả bị đục làm giảm chất lượng, rụng.

c) Dơi hại vải, nhãn:

  • Dơi phá hại nhãn, vải còn có tên là con Rốc, đặc điểm trông giống con Dơi nhưng to hơn gấp 3 - 4 lần.

  • Ban ngày thường ẩn nấp vào bóng tối. Ban đêm ra ăn quả, tập trung từ 10h đêm - 4h sáng.

  • Dơi thường bay từng đàn đến ăn quả chín, gây tổn thất rất lớn.

d) Rầy xanh (rầy nhảy) hại xoài

  • Rầy nhỏ hình nêm dài 3-5mm, màu xanh đến xanh nâu, đen.

  • Rầy đẻ trứng ở cuống, chùm hoa và bên trong gân lá, mô lá non.

e) Sâu vẽ bùa hại cây ăn quả có múi

  • Con trưởng thành (bướm) nhỏ, màu vàng nhạt có ánh bạc. Cánh trước hình lá nhọn, lông mép dài, ở góc và đầu cánh có 2 vết đen.

  • Sâu non mới nở màu xanh nhạt rồi chuyển dần sang màu xanh vàng.

      

Sâu vẽ bùa trưởng thành                    Sâu vẽ bùa gây hại trên lá

g) Sâu xanh hại cây ăn quả có múi

  • Sâu trưởng thành thân to, cánh rộng màu đen. Trên cánh có 6 vệt đỏ vàng

  • Sâu non màu nâu sẫm rồi chuyển dần sang màu xanh

h) Sâu đục thân, đục cành hại cây ăn quả có múi

  • Con trưởng thành là loại xén tóc màu nâu, sâu non màu trắng ngà, đục phá thân cây và cành lớn. Con cái đẻ trứng vào nách lá, ngọn cành.

  • Sâu phá hại mạnh vào tháng 5, 6.

1.2.2. Một số loài bệnh

a) Bệnh mốc sương hại nhãn, vải

  • Trên quả, vết bệnh có màu nâu đen, lõm xuống, khô hay thối ướt rồi lan sâu vào trong thịt quả.

  • Trên quả có thể mọc ra lớp mốc trắng mịn.

 

b) Bệnh thối hoa nhãn, vải

  • Bệnh gây hại làm cho các chùm hoa có màu nâu, thối khô, có thể làm giảm tới 80-100% năng suất quả. 

c) Bệnh thán thư hại xoài

  • Đốm bệnh trên lá màu xám nâu, tròn hay có góc cạnh, liên kết thành các mảng màu khô tối, gây rạn nứt, thủng lá.

  • Trên hoa, quả là các đốm màu đen,nâu làm cho hoa và quả rụng.

d) Bệnh loét hại cây ăn quả có múi

  • Ban đầu là những chấm nhỏ màu vàng trong,sau lớn dần, pha vỡ biểu bì mặt lá tạo ra vết loét dạng tròn đường kính 0,2-0,8cm, màu xám nâu, các mô bị rắn lại có gờ nổi lên.

  • Quanh vết loét có quầng vàng trong, sũng nước.

   

e) Bệnh vàng lá hại cây ăn quả có múi

  • Trên lá có đốm vàng, thịt lá biến màu vàng, ven gân lá màu xanh lục, làm gân nổi, lá nhỏ, cong và rụng sớm, cành khô dần.

  • Quả nhỏ, méo mó.

  • Chú ý: Bệnh này thường dễ nhầm với bệnh sinh lí làm biến đổi màu lá do thiếu chất dinh dưỡng.

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA
ADMICRO

2. Luyện tập Bài 12 Công Nghệ 9

Hi vọng với hệ thống tóm tắt lý luyết ở trên sẽ một phần nào giúp các em khắc sâu:

  • Nhận biết được triệu chứng của bệnh hại cây ăn quả.

  • Quan sát và nhận biết biểu hiện, tác hại của một số loại bệnh hại cây ăn quả.

2.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Công nghệ 9 Bài 12 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 3-5: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

2.2. Bài tập SGK và Nâng cao 

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Công nghệ 9 Bài 12 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Đang cập nhật câu hỏi và gợi ý làm bài.

3. Hỏi đáp Bài 12 Quyển 5 Công Nghệ 9

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Công Nghệ HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
OFF