OPTADS360
NONE
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Công nghệ 7 Kết nối tri thức Bài 8: Trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng


Qua nội dung bài giảng Trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng môn Công nghệ lớp 7 chương trình Kết nối tri thức được HOC247 biên soạn và tổng hợp giúp các em tìm hiểu về: Hoạt động trồng rừng, chăm sóc bảo vệ rừng... Để đi sâu vào tìm hiểu và nghiên cứu nội dung vài học, mời các em cùng tham khảo nội dung chi tiết trong bài giảng sau đây.

ADMICRO/lession_isads=0
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Trồng rừng

a. Thời vụ trồng

Thời vụ trồng rừng thích hợp là khi thời tiết ẩm (không quá nóng, không quá lạnh), độ ẩm vừa phải và có nước tưới đầy đủ. Ở nước ta, thời vụ trồng rừng chính ở các tỉnh miền Bắc là mùa xuân và mùa thu, ở các tỉnh miền Trung và miền Nam thường trồng rừng vào mùa mưa. Trồng rừng đúng thời vụ giúp cây rừng có tỉ lệ sống cao sinh trưởng, phát triển tốt.

b. Các phương pháp trồng rừng phổ biến

Các phương pháp trồng rừng phổ biến hiện nay là trồng rừng bằng cây con có bầu và trồng rừng bằng cây con rễ trần.

Trồng rừng bằng cây con có bầu

- Cây được trồng có đầy đủ lá, thân, rễ; có sức đề kháng cao, nhờ đó giảm thời gian và số lần chăm sóc. Mặt khác, do có bầu nên bộ rễ của cây được bào vệ khi vận chuyển, nhờ đó cây có tỉ lệ sống cao.

- Quy trình trồng rừng bằng cây con có bầu có 6 bước

Hình 8.1. Các bước trồng rừng bằng cây con có bầu

Trồng rừng bằng cây con rễ trần

- Cây được trồng có đầy đủ lá, thân, rễ, có sức đề kháng cao nhờ đó giảm thời gian và số lần chăm sóc, tiết kiệm chi phi. Tuy nhiên, trồng rừng bằng cây con rễ trần chỉ phù hợp với các loài cây có bộ rễ phát triển, phục hồi nhanh như tràm, đước, tre.....

- Quy trình trồng rừng bằng cây con rễ trần gồm 5 bước cơ bản (Hình 8.2).

Hình 8.2. Các bước trồng rừng bằng cây con rễ trần

1.2. Chăm sóc cây rừng

Cây rừng sau khi trồng cần được chăm sóc định kì khoảng 1 – 2 lần mỗi năm nhằm tạo môi trường thuận lợi cho cây sinh trưởng, phát triển. Các công việc chủ yếu để chăm sóc cây rừng gồm: làm hàng rào bảo vệ cây, phát quang và làm cỏ dại, tỉa và dặm cây, xới đất và vun gốc, bón phân cho cây (Hình 8.4).

Hình 8.4. Các công việc chăm sóc cây rừng

1.3. Bảo vệ rừng và môi trường sinh thái

Rừng có vai trò đặc biệt quan trọng đối với môi trường và đời sống con người. Tuy nhiên, diện tích rừng đang bị suy giảm nghiêm trọng bởi nhiều nguyên nhân như cháy rừng, đốt nương làm rẫy, chặt phá rừng bừa bãi, khai thác rừng không đúng cách,... làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái.

Để bảo vệ rừng và môi trường sinh thái, cần phải triển khai đồng bộ nhiều biện pháp như trồng mới, chăm sóc rừng thường xuyên, phòng chống cháy rừng, tuyên truyền bảo vệ rừng....

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Bài 1.

Thời gian nào trong năm là thích hợp nhất để trồng rừng? Quy trình trồng rừng được thực hiện như thế nào? Sau khi trồng, cần phải chăm sóc và bảo vệ thế nào để cây rừng sinh trưởng, phát triển tốt?

Phương pháp giải:

- Thời gian thích hợp nhất để trồng rừngtrong năm khi có điều kiện thuận lợi về thời tiết, độ ẩm và nước tưới. 

- Quy trình trồng rừng có sự khác nhau giữa các phương pháp trồng rừng.

- Sau khi trồng, để cây rừng sinh trưởng, phát triển tốt cần phải kết hợp các biện pháp chăm sóc và bảo vệ.

Lời giải chi tiết:

- Thời gian thích hợp nhất để trồng rừngtrong năm là khi thời tiết ấm (không quá nóng, không quá lạnh), độ ẩm vừa phải và có tưới nước đầy đủ. Ở nước ta thời vụ trồng rừng chính ở các tỉnh miền Bắc là mùa xuân và mùa thu, ở các tỉnh miền Trung và miền Nam thường trồng rừng vào mùa mưa.

- Quy trình trồng rừng:

* Quy trình trồng rừng bằng cây con có bầu gồm 6 bước: 

   + Tạo lỗ trong hố đất có chiều sâu lớn hơn chiều cao của bầu.

   + Rạch bỏ vỏ bầu.

   + Đặt bầu vào lỗ trong hố.

   + Lắp và nén đất lần 1.

   + Lấp và nén đất lần 2.

   + Vun gốc.

* Quy trình trồng rừng bằng cây con rễ trần gồm 5 bước:

   + Đào hố trồng cây.

   + Đặt cây vào hố.

   + Lấp đất kín gốc cây.

   + Nén đất.

   + Vun gốc.

- Sau khi trồng, cần phải chăm sóc và bảo vệ để cây rừng sinh trưởng, phát triển tốt:

   + Chăm sóc cây rừng định kì khoảng 1 - 2 lần mỗi năm. Các công việc chủ yếu để chăm sóc cây rừng gồm: làm hàng rào bảo vệ cây, phát quang và làm sạch cỏ dại, tỉa và dặm cây, xới đất và vun gốc, bón phân cho cây.

   + Bảo vệ rừng bằng cách triển khai đồng bộ nhiều biện pháp như trồng mới, chăm sóc rừng thường xuyên, phòng chống cháy rừng, tuyên truyền bảo vệ rừng,…

Bài 2.

Thông qua internet, sách, báo,... hãy tìm hiểu tác dụng của các bước trong quy trình trồng rừng bằng cây con có bầu.

Phương pháp giải:

Quy trình trồng rừng bằng cây con có bầu gồm 6 bước: 

Tạo lỗ trong hố đất → Rạch bỏ vỏ bầu → Đặt bầu vào trong hố → Lấp và nén đất lần 1 → Lấp và nén đất lần 2 → Vun gốc.

Lời giải chi tiết:

Tác dụng của các bước trong quy trình trồng rừng bằng cây con có bầu:

- Tạo lỗ trong hố trồng có độ sâu lớn hơn chiều cao bầu đất: Để chôn được bầu đất, để bầu đất không lộ ra ngoài.

- Rạch bỏ vỏ bầu: Để rễ phát triển thuận lợi hơn và dễ dàng hấp thu chất dinh dưỡng.

- Đặt bầu vào lỗ trong hố: Bắt đầu trồng cây.

- Lấp và nén đất lần 1: Lấp đất có chứa phân bón để cây hấp thụ dinh dưỡng.

- Lấp và nén đất lần 2: Để đảm bảo gốc cây được chặt, không bị đổ.

- Vun gốc: Để khi tưới nước hay mưa đất lún xuống bằng miệng hố cây không bị ngập úng.

ADMICRO

Luyện tập Bài 8 Công nghệ 7 KNTT

Sau bài học này, học sinh sẽ nắm được:

- Tóm tắt được quy trình trồng rừng bằng cây con.

- Tóm tắt được những công việc chăm sóc cây rừng.

- Đề xuất được những việc nên và không nên làm để bảo vệ rừng.

- Có ý thức trồng, chăm sóc bảo vệ rừng và môi trường sinh thái

3.1. Trắc nghiệm Bài 8 Công nghệ 7 KNTT

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Công nghệ 7 Kết nối tri thức Bài 8 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 8 Công nghệ 7 KNTT

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Công nghệ 7 Kết nối tri thức Bài 8 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Mở đầu trang 33 SGK Công nghệ 7 Kết nối tri thức - KNTT

Khám phá trang 34 SGK Công nghệ 7 Kết nối tri thức - KNTT

Kết nối năng lực trang 34 SGK Công nghệ 7 Kết nối tri thức - KNTT

Khám phá 1 trang 35 SGK Công nghệ 7 Kết nối tri thức - KNTT

Khám phá 2 trang 35 SGK Công nghệ 7 Kết nối tri thức - KNTT

Kết nối năng lực trang 35 SGK Công nghệ 7 Kết nối tri thức - KNTT

Khám phá 1 trang 36 SGK Công nghệ 7 Kết nối tri thức - KNTT

Khám phá 2 trang 36 SGK Công nghệ 7 Kết nối tri thức - KNTT

Kết nối năng lực trang 37 SGK Công nghệ 7 Kết nối tri thức - KNTT

Luyện tập 1 trang 37 SGK Công nghệ 7 Kết nối tri thức - KNTT

Luyện tập 2 trang 37 SGK Công nghệ 7 Kết nối tri thức - KNTT

Luyện tập 3 trang 37 SGK Công nghệ 7 Kết nối tri thức - KNTT

Vận dụng 1 trang 37 SGK Công nghệ 7 Kết nối tri thức - KNTT

Vận dụng 2 trang 37 SGK Công nghệ 7 Kết nối tri thức - KNTT

Vận dụng 3 trang 37 SGK Công nghệ 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải câu 1 trang 21 SBT Công nghệ 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải câu 2 trang 21 SBT Công nghệ 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải câu 3 trang 21 SBT Công nghệ 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải câu 4 trang 21 SBT Công nghệ 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải câu 5 trang 21 SBT Công nghệ 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải câu 6 trang 22 SBT Công nghệ 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải câu 7 trang 22 SBT Công nghệ 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải câu 8 trang 22 SBT Công nghệ 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải câu 9 trang 22 SBT Công nghệ 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải câu 10 trang 23 SBT Công nghệ 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải câu 11 trang 23 SBT Công nghệ 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải câu 12 trang 23 SBT Công nghệ 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải câu 13 trang 23 SBT Công nghệ 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải câu 14 trang 24 SBT Công nghệ 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải câu 15 trang 24 SBT Công nghệ 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải câu 16 trang 24 SBT Công nghệ 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải câu 17 trang 24 SBT Công nghệ 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải câu 18 trang 24 SBT Công nghệ 7 Kết nối tri thức - KNTT

Hỏi đáp Bài 8 Công nghệ 7 KNTT

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Công nghệ HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
OFF