OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Công nghệ 7 Kết nối tri thức Bài 15: Nuôi cá ao


Qua nội dung bài giảng Nuôi cá ao môn Công nghệ lớp 7 chương trình Kết nối tri thức được HOC247 biên soạn và tổng hợp giúp các em tìm hiểu về: Các công đoạn, hoạt động quá trình nuôi cá ao ... Để đi sâu vào tìm hiểu và nghiên cứu nội dung vài học, mời các em cùng tham khảo nội dung chi tiết trong bài giảng sau đây.

AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Chuẩn bị ao nuôi và cá giống

a. Chuẩn bị ao nuôi cá

Trước mỗi lứa nuôi cá cần phải tháo cạn hoặc bơm cạn nước để bắt sạch cá còn sót lại trong ao, vệ sinh đáy ao, xung quanh ao và phơi ao. Nếu là ao đất có lớp bùn dày dưới đáy cần phải hút bớt lớp bùn. Sau đó tiến hành rắc vôi bột từ 7 đến 10 kg/100 m2 đáy ao, phơi đáy ao khoảng 3 – 5 ngày. sau đó tiến hành lấy nước vào ao. Khi lấy nước cần lọc qua túi lưới nhằm tránh cá tạp vào ao.

Hình 151. Một số loại ao nuôi cá phổ biến

b. Chuẩn bị cá giống

- Cá giống cần đồng đều, khoẻ mạnh, không mang mầm bệnh, màu sắc tươi sáng, phản ứng nhanh nhẹn và có kích cỡ phù hợp.

- Một số loài cả thường được nuôi trong ao là cá chép, cá trắm cỏ, ... (Hình 15.2)

Bảng 15.1. Khối lượng cá giống của một số loài cá nuôi ao phổ biến

STT

Loài cá

Khối lượng cá giống (g/con)

1

Cá chép

Khoảng 100 - 300

2

Cá trắm

Khoảng 300 – 500

3

Cá mè trắng

Khoảng 300 – 500

4

Cá rô phi

Khoảng 50 - 100

5

Cá trôi

Khoảng 100 – 200

6

Cá diêu hồng

Khoảng 50 - 100

Hình 15.2. Một số loài cá nước ngọt nuôi phổ biến trong ao

- Vận chuyển cá giống: Cá giống được chứa trong các túi nylon hoặc dụng cụ chuyển dùng chứa nước sạch có cung cấp khi oxygen, được vận chuyển đến ao nuôi vào lúc thời tiết mát như buổi sáng, chiều mát hoặc ban đêm.

- Thả cá giống: Cá giống được thả từ từ cho quen với môi trường nước mới, thao tác nhanh, nhẹ nhàng, tránh sây sát.

1.2. Chăm sóc và phòng, trị bệnh cho cá

a. Thức ăn và cho cá ăn

Trong nuôi cá thương phẩm, khi mới thả cá, dùng thức an viên nổi có hàm lượng protein từ 30% đến 35%, cô khoảng 1 – 2 mm. Khi cá lớn, dùng thức ăn viên nồi có hàm lượng protein từ 28% đến 30%, cỡ khoảng 3 – 4 mm. Hằng ngày cho cả ăn hai lần vào khoảng 8 – 9 giờ sáng và khoảng 3 – 4 giờ chiều bang thức ăn viên nỗi (Hình 15.3) với lượng thức an chiếm từ 3% đến 5% khối lượng cả trong ao. Lượng thức an giảm đi vào những ngày thời tiết xấu, nước ao bản. Trong ao có thả cá trắm cỏ dùng thêm thức ăn xanh (cỏ, rau,...) được quây trong một cái khung đề cả được ăn tập trung.

Cách cho cá ăn: Có thể cho ăn bằng tay hoặc sử dụng máy cho ăn tự động được lập trình sẵn chế độ và giờ cho cá ăn.

Hình 15.3. Thức ăn viên nổi nuôi cá

b. Quản lí chất lượng nước ao nuôi cá

Hằng tuần cần bổ sung nước sạch bù đắp phần nước bay hơi hoặc thay nước sạch nếu có thể. Ở nơi khó thay nước định kì thì sử dụng chế phẩm vi sinh làm sạch nước ao. Nếu là ao đất, định kì cắt cỏ, vệ sinh quanh ao, hạn chế sự che phủ vào ao nuôi, luôn giữ cho nước ao có màu xanh nõn chuối.

Chuẩn bị các thiết bị hỗ trợ nhằm cung cấp oxygen cho cả trong ao như máy bơm, máy phun mưa (Hình 15.4), máy quạt nước (Hình 15.5)....

Hình 15.4. Máy phun mưa cho ao

Hình 15.5. Máy quạt nước cho ao

c. Phòng, trị bệnh cho cá

Thăm ao hằng ngày, quan sát hoạt động bơi, bắt mồi, tình trạng sử dụng thức ăn của cá nuôi để kịp thời điều chỉnh thức ăn, cách cho ăn, chất lượng nước ao. Khi thấy có hiện tượng bất thường cần quan sát và nhanh chóng đưa phương án xử Ií. Ví dụ: Khi thầy hiện tượng cá ngạt, nỗi đầu cần bật ngay máy quạt nước hoặc máy bơm, máy phun mưa,... Khi thấy cá có dấu hiệu bất thường cần liên hệ ngay với kĩ sư thuỷ sản để được tư vấn và xử lí bệnh kịp thời.

Tuy theo từng bệnh mà có cách dùng thuốc và liều lượng phù hợp. Thuốc có thể trộn vào thức ăn hoặc hòa vào nước ao để làm sạch môi trường nước.

Hình 15,6. Một số biểu hiện khi cá bị bệnh

1.3. Thu hoạch cá nuôi trong ao

Khi cá trong ao đạt kích cỡ thương phẩm thi tiến hành thu hoạch. Đối với nuôi cá trong ao có hai hình thức thu hoạch.

- Thu tỉa: Khi cá lớn, mật độ cá nuôi dày, có thể đánh bắt bớt những con đạt kích cỡ thương phẩm nhằm giảm mật độ đàn cá nuôi trong ao bằng hình thức kéo lưới, lọc con to đem bán trước, con nhỏ để nuôi thêm.

- Thu toàn bộ: Khi đa số cá nuôi trong ao đạt kích cỡ thương phẩm thì tiến hành bơm tháo cạn bớt 1/3 lượng nước, dùng lưới kéo từ 2 đến 3 mẻ lưới vào các thời điểm mát trong ngày, sau đó tát cạn và bắt sạch cá.

Cá thu hoạch được đưa vào dụng cụ chứa nước sạch có cung cấp khí oxygen, vận chuyền đến nơi chế biến, tiêu thụ ngay trong ngày.

1.4. Đo nhiệt độ và độ trong của nước ao nuôi

THỰC HÀNH

a. Đo nhiệt độ của nước

Cá là loài động vật biến nhiệt (thân nhiệt của cá phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường nước).

Nhiệt độ môi trường nước luôn thay đổi theo giờ trong ngày và mùa trong năm (biến thiên nhiệt độ của nước chậm hơn biến thiên nhiệt độ trong không khí). Để biết được nhiệt độ của nước, chúng ta có thể sử dụng nhiệt kế, máy đo các yếu tố môi trường đa năng hoặc dùng bút thử. Nội dung thực hành này giới thiệu cách đo nhiệt độ của nước bằng nhiệt kế.

Nhiệt độ thích hợp cho cá sinh trưởng và phát triển trong khoảng từ 25°C đến 28°C. Ngoài khoảng nhiệt độ này, cá ăn kém, sinh trưởng chậm. Nếu nhiệt độ quá lạnh có thể làm cá bị chết rét, còn nhiệt độ quá cao làm cá bị chết nóng.

Vật liệu và dụng cụ

Nhiệt kế, dụng cụ đựng nước, nước để đo nhiệt độ (tốt nhất là nước ao, hồ).

Các bước tiến hành

Bước 1. Nhúng ngập đầu nhiệt kế vào nước, giữ cố định nhiệt kế từ 5 đến 10 phút (Hình 15.7a).

Bước 2. Quan sát và đọc kết quả tương ứng vạch màu đỏ trên nhiệt kế (Hình 15.7b). Ghi kết quả vào vở.

Hình 15.7. Đo nhiệt độ của nước

Bước 3. Thu dọn dụng cụ thực hành và vệ sinh môi trường

Thực hiện

Học sinh thực hành theo nhóm.

Đánh giá

Học sinh tự đánh giả kết quả thực hành theo hướng dẫn của giáo viên.

b. Đo độ trong của nước

Nước tinh khiết không có màu. Nhưng trong ao nuôi cá, màu sắc của nước ảnh hưởng đến khả năng quang hợp, tạo oxygen do tảo trong nước sinh ra.

Độ trong thích hợp cho ao nuôi từ 20 cm đến 30 cm, nước quá trong cũng không tốt cho ao nuôi, nước quá đục làm ảnh hưởng đến mang cá và khả năng bắt mồi. Để đo độ trong của nước, người ta sử dụng đĩa Secchi.

Vật liệu và dụng cụ

Đĩa Secchi có đường kính từ 20 cm đến 30 cm; dụng cụ đựng nước có chiều cao tối thiểu từ 60 cm đến 70 cm nước để đo nhiệt độ. Nước để đo nền là nước ao, hồ.

Làm đĩa Secchi Đĩa Secchi được làm bằng tám kim loại mỏng, hình tròn, có đường kính từ 20 đến 30 cm, mặt trên sơn hai màu trắng và đen (hoặc xanh) đối nhau, phía dưới gắn quả chì (hoặc vật nặng). Tâm của đĩa treo sợi dây có đánh dấu độ dài từ 0 đến 50 cm (Hình 15.8). Các em có thể tự làm được đĩa Secchi. Nếu không có miếng kim loại hình tròn, có thể thay bằng bìa cứng không thấm nước, khoan một lỗ nhỏ ở tâm của miếng bia và luồn sợi dây qua lỗ.

Các bước tiến hành

Bước 1. Cầm vào sợi dây và từ từ thả đĩa Secchi xuống nước cho đến khi không nhìn thấy vạch đen – trắng hoặc xanh – trắng và ghi độ sâu của đĩa (Hình 15.9a).

Bước 2. Thả đĩa Secchi xuống sâu hơn rồi kéo lên cho đến khi thấy vạch đen – trắng hoặc xanh – trắng (Hình 15.9b).

Ghi lại độ sâu của đĩa. Ghi vào vở kết quả của hai lần đo, tính kết quả trung bình và đánh giá độ trong của nước.

Hình 15.8. Đĩa Secchi Hình 15.9. Đo độ trong của nước

Bước 3. Thu dọn dụng cụ thực hành về sinh môi trường.

Thực hiện

Học sinh thực hành theo nhóm.

Đánh giá

Học sinh từ đánh giá kết quả thực hành theo hướng dẫn của giáo viên.

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Bài 1.

Ao nuôi cá cần chuẩn bị như thế nào? Khi nuôi cá trong ao cần chú ý những vấn đề gì?

Phương pháp giải:

Nghiên cứu nội dung bài học

Lời giải chi tiết:

- Ao nuôi cá cần chuẩn bị trước mỗi lứa nuôi: tháo cạn hoặc bơm cạn nước; vệ sinh đáy ao, xung quanh ao và phơi ao; hút bớt lớp bùn (với ao đất có lớp bùn dày dưới đáy).

- Khi nuôi cá trong ao cần chú ý những vấn đề:

   + Chuẩn bị ao nuôi và cá giống.

   + Chăm sóc, phòng và trị bệnh cho cá.

   + Thu hoạch cá nuôi trong ao.

Bài 2.

Em hãy nêu tóm tắt kĩ thuật chuẩn bị cá giống. 

Phương pháp giải:

Kĩ thuật chuẩn bị cá giống: chọn cá giống, vận chuyển cá giống, thả cá giống.

Lời giải chi tiết:

Tóm tắt kĩ thuật chuẩn bị cá giống:

- Chọn cá giống: Cá giống cần đồng đều, khỏe mạnh, không mang mầm bệnh, màu sắc tươi sáng, phản ứng nhanh nhẹn và có kích cỡ phù hợp. 

- Vận chuyển cá giống: Cá giống được chứa trong các túi nylon hoặc dụng cụ chuyên dùng chứa nước sạch và cung cấp khí oxygen, được vận chuyển đến ao nuôi vào lúc thời tiết mát như buổi sáng, chiều mát hoặc ban đêm.

- Thả cá giống: Cá giống được thả từ từ cho quen với môi trường nước mới, thao tác nhanh, nhẹ nhàng, tránh sây sát.

ADMICRO

Luyện tập Bài 15 Công nghệ 7 KNTT

Sau bài học này, học sinh sẽ nắm được:

- Trình bày được kĩ thuật chuẩn bị ao nuôi cá và chuẩn bị cá giống.

- Trình bày được kĩ thuật chăm sóc, phòng, trị bệnh và thu hoạch cá trong ao nuôi.

- Đo được nhiệt độ và độ trong của nước ao nuôi.

3.1. Trắc nghiệm Bài 15 Công nghệ 7 KNTT

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Công nghệ 7 Kết nối tri thức Bài 15 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 15 Công nghệ 7 KNTT

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Công nghệ 7 Kết nối tri thức Bài 15 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Mở đầu trang 73 SGK Công nghệ 7 Kết nối tri thức - KNTT

Khám phá trang 73 SGK Công nghệ 7 Kết nối tri thức - KNTT

Kết nối năng lực trang 74 SGK Công nghệ 7 Kết nối tri thức - KNTT

Khám phá trang 74 SGK Công nghệ 7 Kết nối tri thức - KNTT

Kết nối năng lực trang 75 SGK Công nghệ 7 Kết nối tri thức - KNTT

Khám phá 1 trang 75 SGK Công nghệ 7 Kết nối tri thức - KNTT

Khám phá 2 trang 75 SGK Công nghệ 7 Kết nối tri thức - KNTT

Khám phá 1 trang 76 SGK Công nghệ 7 Kết nối tri thức - KNTT

Khám phá 2 trang 76 SGK Công nghệ 7 Kết nối tri thức - KNTT

Kết nối năng lực trang 76 SGK Công nghệ 7 Kết nối tri thức - KNTT

Luyện tập 1 trang 78 SGK Công nghệ 7 Kết nối tri thức - KNTT

Luyện tập 2 trang 78 SGK Công nghệ 7 Kết nối tri thức - KNTT

Vận dụng 2 trang 78 SGK Công nghệ 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải câu 1 trang 46 SBT Công nghệ 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải câu 2 trang 46 SBT Công nghệ 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải câu 3 trang 46 SBT Công nghệ 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải câu 4 trang 47 SBT Công nghệ 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải câu 5 trang 48 SBT Công nghệ 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải câu 6 trang 48 SBT Công nghệ 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải câu 7 trang 48 SBT Công nghệ 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải câu 8 trang 48 SBT Công nghệ 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải câu 9 trang 48 SBT Công nghệ 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải câu 10 trang 48 SBT Công nghệ 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải câu 11 trang 49 SBT Công nghệ 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải câu 12 trang 49 SBT Công nghệ 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải câu 13 trang 49 SBT Công nghệ 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải câu 14 trang 49 SBT Công nghệ 7 Kết nối tri thức - KNTT

Giải câu 15 trang 49 SBT Công nghệ 7 Kết nối tri thức - KNTT

Hỏi đáp Bài 15 Công nghệ 7 KNTT

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Công nghệ HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
OFF