OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Công nghệ 10 Kết nối tri thức Bài 15: Sâu, bệnh hại cây trồng và ý nghĩa của việc phòng trừ


Qua nội dung bài giảng Sâu, bệnh hại cây trồng và ý nghĩa của việc phòng trừ​ môn Công nghệ lớp 10 chương trình Kết nối tri thức được HOC247 biên soạn và tổng hợp giới thiệu đến các em học sinh, giúp các em tìm hiểu về nhân giống cây trồng... Để đi sâu vào tìm hiểu và nghiên cứu nội dung vài học, mời các em cùng tham khảo nội dung chi tiết trong bài giảng sau đây.

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Khái niệm sâu, bệnh hại cây trồng

- Sâu hại là các loài côn trùng gây hại các bộ phận của cây trồng như thân, lá, hoa, quả, rễ,... Chúng làm lá bị khuyết, thùng, cuốn, quả, thân, cảnh bị gãy, thổi, rụng.... Một số sâu hại cây trồng thường gặp là châu chấu, sâu cuốn lá, rệp, bọ hung, ruồi đục quả, sâu xanh (Hình 15.1)....

Hình 15.1. a) Sâu xanh gây hại trên rau cải; b) Sâu xanh gây hại trên cả chưa

Bệnh hại là trạng thái không bình thường về hình thái, cấu tạo, chức năng, sinh lí.... của cây trồng, do các loài vi sinh vật (nấm, vi khuẩn, virus....) hoặc điều kiện bắt lợi gây ra. Một số bệnh hại thường gặp như bệnh bạc lá, bệnh đạo ôn trên lúa, bệnh thần thư, bệnh vàng lá greening trên cây có múi, bệnh héo xanh vì khuẩn, bệnh virus xoăn vàng lá đậu đũa (Hình 15.2a); bệnh lở cổ rễ cả chua (Hình 15.2b),...

Hình 15.2. a) Đậu đũa bị bệnh virus xoắn vàng lá; b) Cả chua bị bệnh lở cổ rễ

 

1.2. Tác hại của sâu, bệnh hại cây trồng

Sâu, bệnh hại có ảnh hưởng xấu đến cây trồng. Khi bị sâu, bệnh phá hại, cây trồng sinh trưởng, phát triển kém; năng suất và chất lượng nông sản giảm, thậm chí không cho thu hoạch hoặc cây trồng bị chết.

Hình 15.3. Một số tác hại của sâu, bệnh doi với cây trồng a) Hoa hồng bị rệp hại: b) Quả chanh bị loét vi khuẩn; c) Bắp cải bị thối nhũn do vi khuẩn d) Là đậu do bị sâu khoang hại; e) Cây hồ tiêu bị bệnh chết chậm do nam; g) Mía bị sâu đục thân hại; h) Cà chua bị virus xoăn lá; i) Quả vải bị sâu đục cuống hại

 

1.3. Một số biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng

a. Biện pháp canh tác

Khái niệm: Biện pháp canh tác là việc áp dụng các kĩ thuật trồng trọt như vệ sinh đồng ruộng, làm đất, bón phân, tưới nước, luân canh, xen canh cây trồng.... nhằm mục đích loại bỏ mầm sâu, bệnh; hạn chế sự phát triển của sâu, bệnh hại, tạo điều kiện thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng khoẻ mạnh, tăng khả năng chống sâu, bệnh.

Ưu điểm: Đơn giản, dễ thực hiện, dễ áp dụng rộng rãi và thân thiện với môi trường.

Nhược điểm: Mang tính ngăn ngừa là chính.

 

b. Biện pháp cơ giới, vật lí

Khái niệm: Biện pháp cơ giới, vật li là việc dùng sức người, dụng cụ, máy móc, bẫy để ngăn chặn, bắt, tiêu diệt, loại bỏ sâu, bệnh hại.

Ưu điểm: Dễ thực hiện, mang lại hiệu quả ngay và không gây ô nhiễm môi trường.

Nhược điểm: Tốn nhiều công lao động, tốn kém khi áp dụng trên diện rộng.

 

c. Biện pháp sinh học

Khái niệm: Biện pháp sinh học là việc sử dụng sinh vật có ích hoặc sản phẩm của chúng để tiêu diệt sâu, bệnh hại cây trồng.

Ưu điểm: Có tác dụng lâu dài, an toàn với con người, cây trồng và thân thiện với môi trường.

Nhược điểm: Giá thành cao, tác động chậm, hiệu quả thấp khi sâu, bệnh hại đã bùng phát.

 

d. Biện pháp hoá học

Khái niệm: Biện pháp hoá học là sử dụng các thuốc hoả học để phòng trừ sâu, bệnh hại. dụng các thuốc hoá học để phòng trừ sài

Ưu điểm: Dễ sử dụng, hiệu quả nhanh, đặc biệt khi sâu, bệnh hại đã bùng phát.

Nhược điểm: Có thể gây ảnh hưởng đến sức khoẻ con người, sản phẩm trồng trọt, làm ô nhiễm môi trưởng, giảm đa dạng sinh học, hình thành tính kháng thuốc ở sâu, bệnh hại.

 

e. Biện pháp quản lí dịch hại tổng hợp (IPM)

Khái niệm: Biện pháp quản lí dịch hại tổng hợp là sử dụng phối hợp đồng thời nhiều biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng trong đó chú trọng biện pháp sinh học nhằm hạn chế số lượng các loài sâu, bệnh hại ở dưới ngưỡng gây thiệt hại kinh tế.

Ưu điểm: Giảm chi phí bảo vệ thực vật, tăng năng suất, chất lượng cây trồng và bảo vệ đa dạng sinh học.

Nhược điểm: Đòi hỏi người nông dân phải có kiến thức về hệ sinh thái cây trồng.

 

1.4. Ý nghĩa của việc phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng

Phòng trừ sâu, bệnh hại giúp bảo vệ cây trồng, hạn chế ảnh hưởng xấu của sâu, bệnh đối với cây trồng, tạo điều kiện cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt, năng suất cao, chất lượng tốt. Ngoài ra, việc áp dụng các biện pháp sinh học và biện pháp quản lí dịch hại tổng hợp trong phòng trừ sâu, bệnh hại còn có tác dụng bảo vệ môi trường, bảo vệ hệ sinh thái và sức khoẻ con người.

ADMICRO

Bài tập minh họa

Bài 1.

Sâu bệnh và bệnh hại khác nhau như thế nào? Chúng có ảnh hưởng như thế nào đối với cây trồng?

 

Phương pháp giải:

Nghiên cứu nội dung kiến thức bài học, kết hợp liên hệ thực tế để trả lời

 

Lời giải chi tiết:

- Sâu hại là các loài côn trùng gây hại các bộ phận của cây trồng như thân, lá, hoa, quả, rễ... Chúng làm lá bị khuyết, thủng, cuốn; quả, thân, cành bị gãy, thối, rụng...

- Bệnh hại là trạng thái không bình thường về hình thái, cấu tạo, chức năng, sinh lí... của cây trồng, do các loài sinh vật (nấm, vi khuẩn, virus...) hoặc điều kiện bất lợi gây ra. 

- Sâu, bệnh hại có ảnh hưởng xấu đến cây trồng. Khi bị sâu, bệnh phá hại, cây trồng sinh trưởng, phát triển kém; năng suất và chất lượng nông sản giảm, thậm chí không cho thu hoạch hoặc cây trồng bị chết.

 

Bài 2.

Sử dụng internet, sách, báo... để tìm hiểu thêm về tác hại của sâu, bệnh hại cây trồng.

 

Phương pháp giải:

Sử dụng internet và sách báo tìm hiểu tác hại của sâu bệnh, hại cây trồng với các từ khóa, "Các loại sâu, bệnh hại cây trồng..."

 

Lời giải chi tiết:

Bệnh mốc sương hại nhãn, vải: Đây là loại bệnh hại hay gặp trên cây nhãn và vải. Biểu hiện là vết bệnh trên quả có màu nâu đen, lõm xuống, khô hay thối ướt rồi lan sâu vào trong thịt quả. Trên quả có thể mọc ra lớp mốc trắng mịn.

Bệnh vàng lá hại cây ăn quả có múi: Triệu chứng: xuất hiện đốm vàng trên lá, thịt lá biến màu vàng, ven gân lá màu xanh lục, làm gân nổi, lá nhỏ, cong và rụng sớm, cành khô dần. Bệnh gây hại khiến cho quả nhỏ, méo mó.

ADMICRO

Luyện tập Bài 15 Công nghệ 10 KNTT

Sau bài học này, học sinh sẽ nắm được:

- Mô tả được phương pháp nhân giống hữu tính, vô tính ở cây trồng.

- Trình bày được ứng dụng của nuôi cấy mô tế bào trong nhân giống cây trồng

3.1. Trắc nghiệm Bài 15 Công nghệ 10 KNTT

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Công nghệ 10 Kết nối tri thức Bài 15 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 15 Công nghệ 10 KNTT

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Công nghệ 10 Kết nối tri thức Bài 15 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Mở đầu trang 75 SGK Công nghệ 10 Kết nối tri thức - KNTT

Khám phá trang 76 SGK Công nghệ 10 Kết nối tri thức - KNTT

Khám phá trang 77 SGK Công nghệ 10 Kết nối tri thức - KNTT

Kết nối năng lực trang 77 SGK Công nghệ 10 Kết nối tri thức - KNTT

Khám phá trang 79 SGK Công nghệ 10 Kết nối tri thức - KNTT

Luyện tập trang 79 SGK Công nghệ 10 Kết nối tri thức - KNTT

Vận dụng trang 79 SGK Công nghệ 10 Kết nối tri thức - KNTT

Hỏi đáp Bài 15 Công nghệ 10 KNTT

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Công nghệ HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
OFF