-
Câu hỏi:
Trong một chiếc hộp đựng 6 viên bi đỏ, 8 viên bi xanh, 10 viên bi trắng. Lấy ngẫu nhiên 4 viên bi. Tính số phần tử của biến cố: C: “ 4 viên bi lấy ra có đủ 3 màu”
-
A.
n(C) = 4859
-
B.
n(C) = 58552
-
C.
n(C) = 5859
-
D.
n(C) = 8859
Lời giải tham khảo:
Đáp án đúng: C
Số cách lấy 4 viên bi chỉ có một màu là: \(C_6^4 + C_8^4 + C_{10}^4\)
Số cách lấy 4 viên bi có đúng hai màu là:
\(C_{14}^4 + C_{18}^4 + C_{14}^4 - 2\left( {C_6^4 + C_8^4 + C_{10}^4} \right)\)
Số cách lấy 4 viên bị có đủ ba màu là:
\(C_{24}^4 - \left( {C_{14}^4 + C_{18}^4 + C_{14}^4} \right) + \left( {C_6^4 + C_8^4 + C_{10}^4} \right) = 5859\)
Suy ra n(C) = 5859
Đáp án: C
Hãy trả lời câu hỏi trước khi xem đáp án và lời giải -
A.
Câu hỏi này thuộc đề thi trắc nghiệm dưới đây, bấm vào Bắt đầu thi để làm toàn bài
CÂU HỎI KHÁC
- Trong các thí nghiệm sau thí nghiệm nào không phải là phép thử ngẫu nhiên:
- Xét phép thử tung con súc sắc 6 mặt hai lần. Xác định số phần tử của không gian mẫu
- Trong một chiếc hộp đựng 6 viên bi đỏ, 8 viên bi xanh, 10 viên bi trắng. Lấy ngẫu nhiên 4 viên bi. Tính số phần tử của biến cố: A: “ 4 viên bi lấy ra có đúng hai viên bi màu trắng”:
- Gieo một đồng tiền và một con súc sắc. Số phần tử của không gian mẫu là:
- Có 100 tấm thẻ được đánh số từ 1 đến 100. Lấy ngẫu nhiên 5 thẻ. Tính số phần tử của biến cố B: “ Có ít nhất một số ghi trên thẻ được chọn chia hết cho 3”.
- Gieo con súc sắc hai lần. Biến cố A là biến cố để sau hai lần gieo có ít nhất một mặt 6 chấm:
- Có 100 tấm thẻ được đánh số từ 1 đến 100. Lấy ngẫu nhiên 5 thẻ. Tính số phần tử của biến cố A: “ Số ghi trên các tấm thẻ được chọn là số chẵn”
- Trong một chiếc hộp đựng 6 viên bi đỏ, 8 viên bi xanh, 10 viên bi trắng. Lấy ngẫu nhiên 4 viên bi.
- Gieo một con súc sắc cân đối, đồng chất và quan sát số chấm xuất hiện. Xác định biến cố A: ”Xuất hiện mặt có số chấm không nhỏ hơn 2”
- Biết trong một chiếc hộp đựng 6 viên bi đỏ, 8 viên bi xanh, 10 viên bi trắng. Lấy ngẫu nhiên 4 viên bi.