OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE
  • Rác có mặt ở khắp nơi: từ xóm nhỏ đến phố lớn, từ mặt nước đến chân đồi, từ mỗi cá nhân đến toàn xã hội…

    Lấy chủ đề Rác trong cuộc sống, em hãy viết một bài văn để trình bày suy nghĩ của mình xung quanh vấn nạn trên. (8,0 điểm)

    Câu hỏi:

    Lời giải tham khảo:

    • Về kĩ năng:
      • Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội, bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, vẫn dụng tốt các thao tác lập luận, dẫn chứng tiêu biểu, chọn lọc.
      • Bài viết trong sáng, mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
    • Về kiến thức:
      • Học sinh có thể bày tỏ những suy nghĩ khác nhau. Dưới đây là các gợi ý:
        • Giải thích ý kiến
          • “Rác”: Là những vật, những chất đã bị thải do không còn hoặc còn rất ít giá trị sử dụng. Rác là nguyên nhân trực tiếp của tình trạng ô nhiễm môi trường, gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực cho cuộc sống của con người.
          • Việc rác thải có mặt khắp nơi (từ xóm nhỏ đến phố lớn, từ mặt nước đến chân đồi, từ mỗi cá nhân đến toàn xã hội…) là một vấn nạn nhức nhối trong cuộc sông hôm nay.
        • Nêu thực trạng vấn đề
        • Rác đã và đang là một vấn nạn trong xã hội hiện đại, đe dọa cả môi trường tự nhiên và môi trường xã hội.
          • Trong môi trường tự nhiên: Rác xuất hiện ở hầu hết khắp mọi nơi – từ nông thôn đến thành thị, từ các nguồn nước đến các vùng đất đai… với nhiều loại rác khác nhau.
            • Rác sinh hoạt: nước thải sinh hoạt; các loại vật phẩm, đồ dùng bỏ đi,…
            • Rác từ các ngành sản xuất, dịch vụ:
              • Rác thải công nghiệp: Khí thải, nước thải, chất thải…
              • Rác thải nông nghiệp: Rơm rạ, phân bón, hóa chất thải loại…
              • Rác thải văn phòng: giấy loại, chai lọ, túi nilon,…
              • Rác thải y tế: Các loại dụng cụ, thiết bị đã qua sử dụng, chất bẩn y tế…
              • Rác thải từ các hoạt động du lịch, dịch vụ…
            • Rác trong vũ trụ: Là các mảnh vỡ từ những tên lửa hoặc vệ tinh đã qua sử dụng… đang tồn tại trên quỹ đạo của trái đất.
          • Trong môi trường xã hội: Cũng tồn tại nhiều loại rác thải độc hại khác như:
            • Những tin tức: Là những thông tin sai sự thật, những tin đồn vô căn cứ, những câu chuyện vô bổ… làm phiền đến cuộc sống của con người và gây nhiễu loạn xã hội.
            • Rác văn hóa: Là những scandal của nghệ sĩ; các sản phẩm đi ngược lại quy định pháp luật và thuần phong mĩ tục; các hành vi tuyên truyền cho văn hóa phẩm đồi trụy…
            • Rác tâm hồn: Là những suy nghĩ tiêu cực, những việc làm sai trái, những tói hư tật xấu trong mỗi con người.
        • Nguyên nhân
          • Khách quan:
            • Sự phát triển của khoa học kĩ thuật làm cho cuộc sống của con người nói chung ngày càng hiện đại, tiện nghi hơn. Sự phát triển ấy làm tăng các nhu cầu về vật chất, tinh thần của con người và kéo theo sự xuất hiện của nhiều loại rác thải trong đời sống.
            • Luật pháp còn thiếu những quy định cụ thể, nghiêm minh về việc xử lý các hành vi gây ô nhiễm môi trường của từng tổ chức, cá nhân. Các cơ quan quản lý xã hội cũng chưa có những biện pháp thật hiệu quả để giải quyết, khắc phục vấn nạn liên quan đến rác.
          • Chủ quan:
            • Do ý thức ở mỗi cá nhân còn chưa tốt, thói vô trách nhiệm và tâm lí thực dụng ở nhiều người cũng là nguyên nhân dẫn đến việc rác thải ngày càng nhiều.
            • Một bộ phận không nhỏ con người trong xã hội còn thiếu hiểu biết, thiếu kĩ năng sống, nên đã gây ra nhiều tổn hại đến môi trường.
        • Hậu quả
          • Rác gây ô nhiễm môi trường; là nguyễn nhân của các loại dịch bệnh; đe dọa chất lượng cuộc sống của con người cả về sức khỏe thể chất lẫn tinh thần. Nếu các loại dịch bệnh như ebola, sốt xuất huyết, viêm nhiễm… đe dọa sức khỏe, tuổi thọ của con người;  thì những biểu hiện tiêu cực trong suy nghĩ, hành động lại làm nguy hại đến uy tín, danh dự của mỗi cá nhân và của toàn xã hội.
          • Rác thải cũng là nguyên nhân cản trở sự phát triển, tiến bộ của xã hội.
        • Giải pháp
          • Cần có những biện pháp để xử lý rác thải như tiêu hủy rác hay tái chế sử dụng rác… để làm cho môi trường trở nên trong sạch, lành mạnh hơn.
          • Cần nâng cao hiểu biết cho con người, quan tâm bồi dưỡng – giáo dục kĩ năng sống, hướng tới các mục tiêu phát triển bền vững.
        • Bài học nhận thức và hành động
          • HS rút ra những bài học liên hệ về nhận thức và hành động phù hợp.
        • Kết thúc vấn đề.
    Hãy trả lời câu hỏi trước khi xem đáp án và lời giải

Câu hỏi này thuộc đề thi trắc nghiệm dưới đây, bấm vào Bắt đầu thi để làm toàn bài

ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 

 

CÂU HỎI KHÁC

NONE
OFF