-
Ninh Bình quê hương em là “một miền non nước, một miền thơ”, có biết bao danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử đặc sắc, hấp dẫn. Đóng vai là hướng dẫn viên du lịch nhỏ tuổi, em hãy giới thiệu về một di tích lịch sử hoặc danh lam thắng cảnh của quê hương.
Câu hỏi:Lời giải tham khảo:
- Lưu ý phần II: Tạo lập văn bản
- Học sinh có thể có nhiều cách diễn đạt khác nhau, giám khảo phải linh hoạt đánh giá đúng bài làm của học sinh.
- Học sinh trình bày đủ ý, lập luận chặt chẽ, thuyết phục, thể hiện hiểu biết sâu sắc, chính xác về đối tượng thuyết minh, có lời giới thiệu về vai trò của bản thân: hướng dẫn viên du lịch: cho điểm tối đa mỗi ý.
- Giới thiệu được về đối tượng thuyết minh nhưng thiếu ý; kiến thức về đối tượng thuyết minh còn chung chung, thiếu chính xác; bài thuyết minh không sinh động, không thể hiện được vai trò là hướng dẫn viên du lịch: giám khảo căn cứ vào yêu cầu và thực tế bài làm của học sinh để cho điểm phù hợp.
- Yêu cầu chung:
- Về kiến thức: cung cấp kiến thức chính xác, khách quan, hữu ích về một di tích lịch sử hoặc danh lam thắng cảnh của quê hương Ninh Bình. Đề có tính chất mở để học sinh tự lựa chọn đối tượng thuyết minh mà mình yêu thích và am hiểu nhất để giới thiệu.
- Về kỹ năng:
- Bố cục bài hoàn chỉnh có mở bài, thân bài, kết bài.
- Diễn đạt trong sáng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
- Trình bày rõ ràng, biết sử dụng các phương pháp thuyết minh phù hợp và kết hợp sử dụng các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm.
- Yêu cầu cụ thể:
- Mở bài
- Dẫn dắt, giới thiệu về một di tích lịch sử hoặc danh lam thắng cảnh của quê hương Ninh Bình.
- Thân bài: Học sinh thuyết minh theo các ý chính sau:
- Về vị trí địa lý, diện tích hoặc hoàn cảnh ra đời (nếu là di tích lịch sử).
- Giới thiệu cụ thể về di tích lịch sử hoặc danh lam thắng cảnh theo trình tự hợp lý (từ bao quát đến cụ thể hoặc thiên nhiên, con người, kiến trúc hoặc các loài động vật, thực vật, cảnh quan khác).
- Vai trò, ý nghĩa của di tích lịch sử hoặc danh lam thắng cảnh đối với cuộc sống con người, đối với việc phát triển ngành du lịch của quê hương.
- Kết bài
- Nêu suy nghĩ, tình cảm của bản thân.
- Mở bài
Hãy trả lời câu hỏi trước khi xem đáp án và lời giải - Lưu ý phần II: Tạo lập văn bản
Câu hỏi này thuộc đề thi trắc nghiệm dưới đây, bấm vào Bắt đầu thi để làm toàn bài
CÂU HỎI KHÁC
- Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi ở dưới:
- Bài thơ có đoạn thơ trên được nhà thơ Tố Hữu sáng tác trong hoàn cảnh nào? Thuộc thể thơ gì?
- Câu thơ thứ 2 thuộc kiểu câu gì? Vì sao?
- Theo em việc lặp lại tiếng chim tu hú như vậy có ý nghĩa gì?
- Phần II Tạo lập văn bản (6 điểm)
- Hãy giới thiệu về một di tích lịch sử hoặc danh lam thắng cảnh của quê hương Ninh Bình.