OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE
  • Phần cuối câu chuyện “Lỗi lầm và sự biết ơn” (SGK Ngữ văn 9 - tập I, trang 160) có viết: “Mỗi chúng ta hãy học cách viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát và khắc ghi những ân nghĩa lên đá”. Em hãy trình bày suy nghĩ của em về lời khuyên trên.

    Câu hỏi:

    Lời giải tham khảo:

    • Lưu ý phần II: Tạo lập văn bản
      • Căn cứ vào khung điểm và thực tế bài làm của học sinh, giám khảo linh hoạt cho điểm sát với từng phần, đảm bảo đánh giá đúng trình độ của học sinh, không đếm ý cho điểm.
      • Khuyến khích những bài viết có sự sáng tạo, giàu cảm xúc, diễn đạt tốt, để lại bài học sâu sắc ấn tượng.
      • Chỉ để điểm lẻ phần thập phân ở các mức: 0,25; 0,5; 0,75.  
    • Yêu cầu chung:
      • Về kiến thức: Trình bày suy nghĩ, ý kiến của bản thân về vấn đề: tấm lòng bao dung, sự trân trọng, biết ơn người khác.
      • Về kĩ năng:
        • Bài viết thể hiện đúng đặc trưng của kiểu văn bản nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí. Sử dụng phương thức biểu đạt nghị luận kết hợp phương thức tự sự, miêu tả và biểu cảm.
        • Bài viết có bố cục rõ ràng, đầy đủ ba phần.
        • Đầy đủ các luận điểm, lý lẽ xác đáng, dẫn chứng tiêu biểu, có sức thuyết phục; lập luận chặt chẽ, mạch lạc.
        • Trình bày khoa học, chữ viết sạch đẹp, không sai chính tả.           
    • Yêu cầu cụ thể:     
      • Mở bài
        • Dẫn dắt và giới thiệu vấn đề tự sự.
      • Thân bài
      • Đảm bảo 4 luận điểm sau:
        • Luận điểm 1: Giải thích lời khuyên.      
          • “học cách viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát” nghĩa là học cách tha thứ cho ai đó đã gây cho mình những đau buồn, bất hạnh trong cuộc đời.         
          • “khắc ghi những ân nghĩa lên đá” nghĩa là luôn biết trân trọng và khắc sâu mãi mãi trong con tim khối óc lòng biết ơn đối với những ai đã quan tâm, giúp đỡ ta nhất là trong hoàn cảnh khó khăn.      
        • Luận điểm 2: Khẳng định nội dung lời khuyên là hoàn toàn đúng đắn và lí giải rõ vì sao.       
          • Trong cuộc sống, con người ai cũng có lúc mắc sai lầm, cũng có khi gây ra đau buồn cho người khác. Nếu chúng ta không thông cảm, không tha thứ, bỏ qua lỗi lầm người khác gây ra cho mình thì sẽ sống mãi trong thù hận, gây ra mâu thuẫn; tâm hồn, tư tưởng luôn căng thẳng, nặng nề.      
          • Chúng ta luôn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của mọi người để vượt qua khó khăn, trở ngại của cuộc sống.    
          • + Sự giúp đỡ của người khác giúp chúng ta có nghị lực, niềm tin, ý chí để phấn đấu vươn lên trong cuộc sống, sống tốt, sống đẹp.   
          • → Vậy sự quan tâm, động viên, giúp đỡ của người khác dành cho ta là những điều cao đẹp, đáng trân trọng mà mỗi người luôn ghi nhớ, biết ơn, khắc cốt ghi tâm.
          • (Học sinh trình bày một số dẫn chứng tiêu biểu để làm sáng tỏ cho lời khẳng định)      
        • Luận điểm 3: phê phán thái độ, việc làm sai trái đi ngược lại với lời khuyên.    
          • Có người cố chấp, nuôi thù hận trước lỡ lầm, đau buồn mà người khác gây ra cho mình rồi dẫn đến việc trả thù,…          
          • Có người không trân trọng, biết ơn người đã quan tâm, giúp đỡ mình mà “vô ơn bội nghĩa”, “ăn cháo đá bát”.          
        • Luận điểm 3: Nêu nhận thức, thái độ, việc làm đúng.           
          • Luôn thông cảm, bao dung, độ lượng, tha thứ cho những lỗi lầm, sai lầm của người khác.    
          • Mở rộng vòng tay, trái tim nhân ái để yêu thương, giúp đỡ mọi người.  
          • Trân trọng, biết ơn những người mang đến cho mình điều tốt đẹp.        
          • Tích cực học tập, rèn luyện sức khỏe, kĩ năng sống, tu dưỡng đạo đức để sau này giúp đỡ mọi người và góp phần xây dựng quê hương đất nước.     
          • Cần kiên quyết phê bình cái xấu, cái ác để xã hội ngày càng tốt đẹp.       
      • Kết bài
        • Khái quát, nâng cao vấn đề nghị luận điểm.
    Hãy trả lời câu hỏi trước khi xem đáp án và lời giải

Câu hỏi này thuộc đề thi trắc nghiệm dưới đây, bấm vào Bắt đầu thi để làm toàn bài

ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 

 

CÂU HỎI KHÁC

NONE
OFF