OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE
  • Câu hỏi:

    Cho 16g hỗn hợp X gồm bột Mg, Fe vào 600 ml dung dịch AgNO3 có nồng độ C (mol/l), khuấy đều hỗn hợp để phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y và 70,4g chất rắn Z. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch Y thu được kết tủa, nung kết tủa trong không khí ở nhiệt cao đến khối lượng không đổi thu được 16g chất rắn T. Viết các phương trình phản ứng xảy ra, tính khối lượng từng kim loại trong hỗn hợp X và tính giá trị C.

    Lời giải tham khảo:

    Mg + 2AgNO3 → Mg(NO3)2 + 2Ag (1)

    Fe + 2AgNO3 → Fe(NO3)2 + 2Ag (2)

    Do mZ = mX =16 gam nên khi X tác dụng với AgNO3 thì kim loại dư, AgNO3 hết.

    2NaOH + Mg(NO3)2 → Mg(OH)2+ 2NaNO3 (3)

    Có thể có: 2NaOH + Fe(NO3)2 → Fe(OH)2+ 2NaNO3 (4)

    Mg(OH)2 → MgO + H2O (5)

    Có thể có: 4Fe(OH)2 + O2 → 2Fe2O3 + 4H2O (6)

    Trường hợp 1: Mg phản ứng, Fe chưa phản ứng.

    nMgO=0,4(mol)

    Theo pt: nMg (pư) = nMgO = 0,4(mol)

    nAg=2nMg=0,8(mol) → mAg = 108.0,8 = 86,4(g) >70,4(g) → (loại)

    Trường hợp 2: Mg phản ứng hết, Fe phản ứng một phần.

    Chất rắn Z: Ag, Fe dư

    Dung dịch Y: Mg(NO3)2; Fe(NO3)2.

    Đặt số mol Mg là x; số mol Fe ở (2) là y; số mol Fe dư là z

    → 24x + 56(y+z) = 16 (I)

    Theo phương trình phản ứng (1), (2): nAg = 2x + 2y

    → mz=108.(2x+2y) + 56z=70,4 (II)

    Theo phương trình phản ứng: nMgO= nMg = x(mol)

    nFe2O3 = 1/2.nFe = y/2 mol

    mT =40x + 80y=16 (III) 

    Giải hệ:  24x +  56y + 56z = 16

    216 x + 216y + 56z = 70,4

    và 40 x + 80y = 16

    Vậy x = 0,2; y = 0,1 và z = 0,1 mol

    mMg = 0,2.24 = 4,8(g)

    mFe = 0,2.56 = 11,2(g)

    Theo phương trình phản ứng (1), (2):

    nAgNO3 = 2x + 2y = 0,6 mol

    CM AgNO3 = 0,6 : 0,6 =1M

    Hãy trả lời câu hỏi trước khi xem đáp án và lời giải

Câu hỏi này thuộc đề thi trắc nghiệm dưới đây, bấm vào Bắt đầu thi để làm toàn bài

ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 

 

CÂU HỎI KHÁC

NONE
OFF