OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE
  • Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp nhân cách Thúy Kiều được thể hiện qua đoạn trích “Trao duyên” (trích “Truyện Kiều” của Nguyễn Du).

    Câu hỏi:

    Lời giải tham khảo:

    • Yêu cầu về kĩ năng:
      • Biết làm một bài văn nghị luận có bố cục ba phần.
      • Luận điểm, luận cứ, luận chứng sáng rõ.
      • Không mắc lỗi về diễn đạt chính tả; từ ngữ, ngữ pháp chuẩn xác; hành văn trong sáng, mạch lạc
      • Biết vận dụng nhiều thao thác nghị luận trong phân tích, cảm thụ tác phẩm.
      • Khuyến khích những bài viết sáng tạo thể hiện được cảm nghĩ sâu sắc riêng của cá nhân.
    • Yêu cầu về kiến thức:
      • Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau song phải đảm bảo những ý cơ bản sau:
        • Nêu yêu cầu nghị luận: Giới  thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Du, tác phẩm Truyện Kiều, đoạn trích Trao duyên và nhân vật Thúy Kiều
        • Kiều là người chu đáo, vị tha, biết nghĩ cho người khác nhiều hơn là cho mình:
          • Nghĩ và thương cho Kim Trọng nên nhờ em “thay lời nước non”. Hành động này khẳng định Thúy Kiều đã đặt hạnh phúc của người mình yêu lên trên hết.
          • Đặt mình vào địa vị Thúy Vân để cảm nhận được sự hi sinh lớn lao của em. Kiều lạy em là lạy sự hi sinh cao cả ấy.
        • Thủy chung son sắt trong tình yêu: Trao duyên cho em nhưng chẳng thể trao tình.
          • Khi trao kỉ vật, Kiều không đành lòng trao tất cả lại cho em.
          • Không sao quên được mối tình đầu, nàng muốn được trở về với tình yêu bằng linh hồn bất tử sau khi chết, muốn được sống mãi với tình yêu của mình.
        • Giàu đức hi sinh: Kiều chấp nhận thiệt thòi, cam chịu hi sinh:
          • Kiều hi sinh tình yêu của mình để trọn đạo làm con.
          • Kiều hi sinh tình yêu của mình vì hạnh phúc của người yêu: Sau khi trao duyên cho em, Kiều trở lại với thực tại đau đớn xót xa. Kiều nhận tất cả mọi lỗi về mình (thiếp đã phụ chàng) để mang mặc cảm đắc tội với chàng Kim.
        • Đánh giá chung:
          • Nguyễn Du đồng cảm và ca ngợi lòng vị tha, đức hi sinh của Thúy Kiều. Đoạn thơ làm hiện ra một nàng Kiều đa cảm, giàu lòng yêu thương, một nàng Kiều khổ đau mà cao quý, luôn biết nghĩ, biết lo và thương cho người khác nhiều hơn cho mình. Thúy Kiều tiêu biểu cho hình ảnh người phụ nữ Việt Nam giàu lòng yêu thương, âm thầm chịu đựng, hi sinh bao đời.
          • Nghệ thuật đặc sắc: Nguyễn Du đã thể hiện năng lực thấu hiểu con người và đã miêu tả thành công diễn biến tâm lí nhân vật thông qua lời đối thoại, độc thoại.
    • Cách cho điểm (Câu 2)
      • Điểm 7:
        • Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, diễn đạt mạch lạch, trong sáng.
        • Không mắc lỗi chính tả, dùng từ
      • Điểm 5-6: Đáp ứng phần lớn các yêu cầu trên, có thể còn một số sai sót về diễn đạt, chính tả.
      • Điểm 4-5: Đáp ứng được một nửa các yêu cầu trên, còn mắc nhiều lỗi về diễn đạt, chính tả.
    • Điểm 2-3:  Đáp ứng được  vài ý trên, diễn đạt lộn xộn, mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ
    • Điểm: 0-1: Bài làm quá  sơ sài
    Hãy trả lời câu hỏi trước khi xem đáp án và lời giải

Câu hỏi này thuộc đề thi trắc nghiệm dưới đây, bấm vào Bắt đầu thi để làm toàn bài

ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 

 

CÂU HỎI KHÁC

NONE
OFF