OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE
  • Người đi Châu Mộc chiều sương ấy

    Có thấy hồn lau nẻo bến bờ

    Có nhớ dáng người trên độc mộc

    Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa.

    (Trích Tây Tiến- Quang Dũng, SGK Ngữ văn 12, NXB Giáo Dục 2010, tập 1, Tr.88,89)

    Cảm nhận vẻ đẹp đoạn thơ trên trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng. Từ đó, liên hệ với đoạn thơ:

    Gió theo lối gió mây đường mây

    Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay

    Thuyền ai đậu bến sông trăng đó

    Có chở trăng về kịp tối nay?

    (Trích Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử, SGK Ngữ văn Ngữ văn 11, NXB Giáo Dục 2010, tập 2, Tr.39)

    để nhận xét cái nhìn về thiên nhiên của mỗi nhà thơ.(5 điểm)

    Câu hỏi:

    Lời giải tham khảo:

    • Cảm nhận vẻ đẹp đoạn thơ trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng. Từ đó, liên hệ với đoạn thơ trong bài Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử để nhận xét cái nhìn về thiên nhiên của mỗi nhà thơ.
    • Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
      • Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài.
      • Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.          
    • Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Vẻ đẹp đoạn thơ trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng. Liên hệ với đoạn thơ trong bài Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử để nhận xét cái nhìn về thiên nhiên của mỗi nhà thơ.        
    • Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm: thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chững: đảm bảo các yêu cầu sau:               
      • Giới thiệu Quang Dũng và bài thơ Tây Tiến
      • Cảm nhận vẻ đẹp nội dung, nghệ thuật đoạn thơ trong bài thơ Tây Tiến:
        • Khái quát về bài thơ, đoạn thơ:
          • Bài thơ được sáng tác năm 1948 tại làng Phù Lưu Chanh trong nỗi nhớ về “Tây Tiến”; Đoạn thơ thuộc phần hai khổ thứ hai của bài thơ với cảm hứng tả nỗi nhớ về Châu Mộc mĩ lệ, huyền ảo.
        • Về nội dung:
          • Bức tranh sông nước Tây Bắc hoang sơ, mờ ảo, thơ mộng, trữ tình (2 câu đầu).
            • Hình ảnh dòng sông lúc chiều xuống giăng mắc màn sương mờ ảo cho ta thấy nét đặc trưng của núi rừng nơi đây, tạo cảm giác bâng khuâng, man mác trong lòng người đọc.
            • Không gian sông nước mênh mông, bên bờ hoang dại, tĩnh lặng mơ hồ, phảng phất chút tâm linh của rừng núi. Điều này được thể hiện qua hình ảnh nhân hóa "hồn lau”. Những cây lau vô tri vô giác bỗng chốc trở nên có linh hồn. Những triền lau xám bạc phất phơ theo chiều gió đưa đẩy, qua cảm nhận của người ra đi có chất chứa nỗi lòng quyến luyến như có hồn phảng phất trong gió trong cây.
          • Giữa thiên nhiên hoang vu, tĩnh lặng của núi rừng Tây Bắc chợt xuất hiện hình ảnh của con người với vẻ đẹp mềm mại, duyên dáng, khoe khoắn, rắn rỏi, hào hùng (2 câu sau).
            • "Độc mộc” là con thuyền làm bằng cây gỗ to khoét trũng dùng để vượt thác leo ghềnh kết hợp hình ảnh “dáng người” gợi vẻ đẹp khỏe khoắn, rắn rỏi của những cô gái Thái từng đưa các chiến sĩ vượt sông. Hình ảnh ấy đã để lại cho tâm hồn nhạy cảm của những người lính một ấn tượng khó phai nhòa.
            • Hòa vào khung cảnh nên thơ đó là hình ảnh những cánh hoa rừng đong đưa trên dòng nước lũ, gợi cảm giác mềm mại, nhẹ nhàng làm cho lòng người thêm say đắm bâng khuâng.
          • ⇒ Đoạn thơ là một bức tranh hòa hợp giữa thiên nhiên và con người Tây Bắc. Đồng thời, ta cùng có thể cảm nhận được tâm hồn nhạy cảm, tinh tế của tác giả và những người lính Tây Tiến, dù chiến đấu trong hoàn cảnh khó khăn, khắc nghiệt nhưng họ vẫn lạc quan, yêu đời, tâm hồn lãng mạn, hào hoa.
        • Về nghệ thuật:
          • Bút pháp lãng mạn, trữ tình
          • Nghệ thuật miêu tả hết sức độc đáo, biện pháp nhân hóa.
          • Đoạn thơ có sự kết hợp giữa chất thơ, chất họa, chất nhạc.           
      • Liên hệ đến đoạn thơ trong bài Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mạc Tử
        • Nội dung:
          • Hai câu đầu là một bức tranh phong cảnh cỏ, gió, mây, sông nước với không gian hoang vắng, chia lìa trong một thời gian như ngưng trệ, cảnh vật hờ hững, lạnh lẽo với con người. Bức tranh phong cảnh trở thành bức tranh tâm cảnh, thiên nhiên như đã không còn là đối tượng miêu tả mà trở thành phương tiện biểu hiện cõi lòng buồn sầu khi con người trở về với cõi thực của bi kịch riêng mình trong hiện tại.
          • Hai câu sau: cảnh tràn ngập ánh trăng làm cảnh sắc mờ ảo, nhạt nhòa, lạnh lẽo, như thực, như mơ... Trong thế giới của cõi mộng, trong cảm giác mông lung của thi nhân, sông trở thành sông trăng, bến trở thành bến trăng, thuyền thành thuyền chở trăng và cả bóng người cùng trở thành hình ai thấp thoáng, nhòa mờ trong trăng... Đằng sau cảnh vật là tâm trạng vừa đau đớn, khắc khoải, vừa khát khao cháy bỏng của nhà thơ.
        • Nghệ thuật:
          • Trí tưởng tượng phong phú
          • Nghệ thuật so sánh, nhân hóa, thủ pháp lấy động gợi tĩnh, sử dụng câu hỏi tu từ...
          • Hình ảnh sáng tạo có sự hòa quyện giữa thật và ảo.
      • Nhận xét cái nhìn về thiên nhiên của mỗi nhà thơ:
        • Tương đồng: cả 2 đoạn thơ là đều nói về những nét đẹp của thiên nhiên. Phong cảnh thiên nhiên được chính tâm hồn lãng mạn của các nhà thơ rất sinh động, giàu sức gợi hình, gợi cảm, thể hiện tình yêu thiên nhiên yêu cuộc sống.
        • Khác biệt:
          • Nhưng với mỗi cảm xúc riêng, hoàn cảnh riêng của mỗi tác giả, nét đẹp thiên nhiên khác nhau:
            • Đối với Hàn Mặc Tử, cái nhìn thiên nhiên gợi cảm giác man mác buồn; cánh vật tuy đẹp nhưng vẫn gợi sự u sầu, đau đớn. Bởi lẽ, tâm trạng lúc này của Hàn Mặc Tử đang phải chịu đựng những cơn đau của căn bệnh quái ác, phải đối diện với cái chết. Cho nên, nhà thơ đa sầu trước mọi cái nhìn cảnh vật và đau đáu niềm yêu đời, khát khao sống.
            • Đối với nhà thơ Quang Dũng, cái nhìn thiên nhiên được thể hiện một cách đầy thơ mộng, trữ tình với một hồn thơ đầy tinh tế, nhạy cảm; tạo cho người đọc một cảm giác bâng khuâng, nao lòng trước cảnh đẹp của thiên nhiên núi rừng Tây Bắc. Bằng chính cái tôi lãng mạn hào hoa của mình, nhà thơ muốn thể hiện sự quyến luyến, nhớ nhung khi phải chia tay thiên nhiên và con người Tây Bắc.        
    • Chính tả, dùng từ, đặt câu
      • Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. 
    • Sáng tạo
      • Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẽ về vấn đề nghị luận.

     

    Hãy trả lời câu hỏi trước khi xem đáp án và lời giải

Câu hỏi này thuộc đề thi trắc nghiệm dưới đây, bấm vào Bắt đầu thi để làm toàn bài

ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 

 

CÂU HỎI KHÁC

NONE
OFF