OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE
  • (5,0 điểm)

    Cảm nhận của anh/chị về khát vọng sống của nhân vật Mị trong đêm mùa đông (Trích Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài, SGK Ngữ văn 12 - Tập 2, Nxb Giáo dục, trang 13-14). Từ kết thúc của đoạn trích này, anh/chị hãy liên hệ đến kết thúc trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân để nhận xét sự tương đồng về quan điểm tư tưởng của hai nhà văn.

    Câu hỏi:

    Lời giải tham khảo:

    • Cảm nhận khát vọng sống của nhân vật Mị trong đêm mùa đông (Trích Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài). Từ kết thúc của đoạn trích này, liên hệ đến kết thúc trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân để nhận xét sự tương đồng về quan điểm tư tưởng của hai nhà văn.
      •  Đảm bảo cấu trúc về bài văn nghị luận  
        • Bài làm có đầy đủ Mở bài, Thân bài và Kết bài. Mở bài giới thiệu được vấn đề; Thân bài triển khai được vấn đề; Kết bài khái quát được vấn đề.
      • Xác định đúng vấn đề cần nghị luận       
        • Cảm nhận khát vọng sống của nhân vật Mị trong đêm mùa đông và nhận xét sự tương đồng trong quan điểm tư tưởng của hai nhà văn qua hai kết thúc của hai tác phẩm.
      • Triển khai vấn đề nghị luận
        •  Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Có thể triển khai theo hướng sau:
          • Giới thiệu ngắn gọn về tác giả Tô Hoài và tác phẩm Vợ chồng A Phủ.
          • Cảm nhận khát vọng sống của nhân vật Mị trong đêm mùa đông
            • Thí sinh có thể cảm nhận theo nhiều cách nhưng cần đáp ứng các yêu cầu sau: 
              • Lúc đầu, thấy A Phủ bị trói, Mị dửng dưng “vô cảm”. 
              • Khi nhìn thấy “dòng nước mắt chảy xuống hai hõm má đã xám đen lại” của A Phủ, Mị xúc động, nhớ lại mình, đồng cảm với người, nhận ra thân phận bị lệ thuộc của mình, nhận ra tội ác của bọn thống trị.
              • Tình thương, sự đồng cảm giai cấp, niềm khát khao tự do mãnh liệt... đã thôi thúc Mị cắt dây trói cứu A Phủ và tự giải thoát cho cuộc đời mình.
          • Đánh giá chung 
            • Nội dung: phát hiện và miêu tả sức sống mãnh liệt, khát vọng tự do của người lao động bị áp bức trong xã hội thực dân phong kiến. Đoạn miêu tả khát vọng sống của Mị trong đêm mùa đông chứa đựng giá trị nhân đạo sâu sắc. 
            • Nghệ thuật: 
              • Tạo tình huống truyện độc đáo, hấp dẫn. 
              • Cách miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật tài tình, hợp lí đã tạo nên sự thay đổi số phận nhân vật một cách thuyết phục. 
              • Xây dựng chi tiết nghệ thuật đặc sắc, giàu ý nghĩa...
          • Nhận xét sự tương đồng trong quan điểm tư tưởng của hai nhà vãn qua hai kết thúc: 
            • Thí sinh cần nhận xét hợp lí, thuyết phục. Có thể theo hướng sau:
              • Kết thúc đoạn trích “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài với hình ảnh Mị cắt dây trói cứu A Phủ rồi “hai người lẳng lặng đỡ nhau lao chạy xuống dốc núi” và kết thúc truyện ngắn “Vợ nhặt” với hình ảnh “Trong óc Tràng vẫn thấy đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới... ”. 
              • Sự tương đồng trong quan điểm tư tưởng của hai nhà văn: 
                • Đây chính là những kết thúc độc đáo, giàu ý nghĩa, thể hiện quan điểm tư tưởng mới mẻ của hai nhà văn. 
                • Cả hai cách kết truyện đều mở ra một tương lai tươi sáng cho người nông dân. Nhà văn đều hướng họ đến với ánh sáng của cách mạng. 
                • Cả hai cách kết truyện đều hàm chứa tư tưởng nhân đạo sâu sắc của hai tác giả. 
                • Hai kết thúc ấy đều được viết bằng bút pháp lãng mạn cách mạng.
      • Chính tả, dùng từ, đặt câu 
        • Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt.
      • Sáng tạo 
        • Có cách diễn đạt mới mẻ, độc đáo, thể hiện sâu sắc về vấn đề nghị luận.
    Hãy trả lời câu hỏi trước khi xem đáp án và lời giải

Câu hỏi này thuộc đề thi trắc nghiệm dưới đây, bấm vào Bắt đầu thi để làm toàn bài

ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 

 

CÂU HỎI KHÁC

NONE
OFF