OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE
  • Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau trong bài Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm:

    Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi

    Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa...” mẹ thường hay kể.

    Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn

    Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc

    Tóc mẹ thì bới sau đầu

    Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn

    Cái kèo, cái cột thành tên

    Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng

    Đất Nước có từ ngày đó...

    (Theo SGK Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục, 2017, trang 118)

    Câu hỏi:

    Lời giải tham khảo:

    • Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận:
      • Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề gồm nhiều ý/đoạn văn, kết bài kết luận được vấn đề.
    • Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:
      • Cảm nhận, lí giải của Nguyễn Khoa Điềm về cội nguồn cùng sự tồn tại của Đất Nước
    • Triển khai vấn đề nghị luận:
      • Vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Trên cơ sở những hiểu biết về nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm và đoạn trích Đất Nước (trích trường ca Mặt đường khát vọng), làm rõ những giá trị nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ.
      • Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần làm rõ được các ý cơ bản sau:
        • Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vấn đề cần nghị luận: cảm nhận của tác giả về cội nguồn cùng sự tồn tại của Đất Nước (Trả lời câu hỏi: Đất Nước có từ bao giờ? Đất Nước ở đâu?)
        • Theo cảm nhận của tác giả, Đất Nước đã có từ rất lâu đời: từ ngày xửa ngày xưa trong cổ tích; Đất Nước tồn tại từ phong tục ăn trầu, tập quán búi tóc sau đầu của người phụ nữ; từ lối sống thủy chung nghĩa tình;... cho đến cách làm nhà, cách làm ra hạt gạo...
        • Đất Nước không phải là cái gì xa xôi mà rất thân thuộc, gần gũi. Có thể cảm nhận Đất Nước qua những gì hết sức đơn sơ, dung dị trong cuộc sống đời thường.
        • Nghệ thuật thể hiện: cách nói tự nhiên; cấu trúc trùng điệp; chất văn hóa, văn học dân gian...
        • Đánh giá chung về đoạn thơ và nét mới trong cách tìm về nguồn cội của Đất Nước của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm: Đất Nước được cảm nhận ở chiều sâu văn hóa và lịch sử.
        • Khái quát tư tưởng, tình cảm của tác giả: niềm tự hào, tình yêu Đất Nước.
    • Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.
    • Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.
    Hãy trả lời câu hỏi trước khi xem đáp án và lời giải

Câu hỏi này thuộc đề thi trắc nghiệm dưới đây, bấm vào Bắt đầu thi để làm toàn bài

ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 

 

CÂU HỎI KHÁC

NONE
OFF