OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE
  • Câu hỏi:

    a) Tại sao ADN thường bền vững hơn nhiều so với tất cả các loại ARN ?

    b) Cơ thể bình thường có kiểu gen Bb. Đột biến làm xuất hiện cơ thể có kiểu gen Ob. Loại đột biến nào có thể xảy ra ? Trình bày cơ chế phát sinh các dạng đột biến đó.

    Lời giải tham khảo:

    a) - ADN được cấu tạo từ hai mạch còn ARN được cấu tạo từ một mạch.

    - ADN được bảo quản ở trong nhân, ở đó thường không có enzim phân huỷ chúng. ARN tồn tại ở ngoài nhân nơi có nhiều enzim phân huỷ axít nuclêic.

    b) - Loại đột biến có thể xảy ra: đột biến cấu trúc NST dạng mất đoạn và đột biến số lượng NST thể dị bội.

    - Cơ chế:

    + Mất đoạn NST: do các tác nhân lí, hóa học làm cấu trúc của NST bị phá vỡ làm mất đi 1 đoạn gen mang B. Giao tử chứa NST mất đoạn (không mang gen B) kết hợp với giao tử bình thường (mang gen b) tạo nên cơ thể có kiểu gen Bb.

    + Thể dị bội: cặp NST tương đồng (mang cặp gen tương ứng Bb) không phân li trong giảm phân tạo nên giao tử O. Giao tử này kết hợp với giao tử bình thường mang gen b tạo nên thể dị bội Ob

    Hãy trả lời câu hỏi trước khi xem đáp án và lời giải

Câu hỏi này thuộc đề thi trắc nghiệm dưới đây, bấm vào Bắt đầu thi để làm toàn bài

ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 

 

CÂU HỎI KHÁC

NONE
OFF