Hướng dẫn giải bài tập SGK Vật lý 9 Bài 50 Kính lúp giúp các em học sinh năm vững phương pháp giải bài tập và ôn luyện tốt kiến thức.
Chúc các em học sinh có nền tảng kiến thức Vật ly thật tốt nhé!
-
Bài tập C1 trang 133 SGK Vật lý 9
Kính lúp có số bội giác càng lớn thì có tiêu cự càng dài hay càng ngắn?
-
Bài tập C2 trang 133 SGK Vật lý 9
Số bội giác nhỏ nhất của kính lúp là 1,5x. Vậy tiêu cự dài nhất của kính lúp sẽ là bao nhiêu ?
-
Bài tập C3 trang 134 SGK Vật lý 9
Qua kính lúp có ảnh thật hay ảo? To hay nhỏ hơn vật ?
-
Bài tập C4 trang 134 SGK Vật lý 9
Muốn có ảnh như bài tập C3, ta phải đặt vật trong khoảng nào trước kính lúp?
- VIDEOYOMEDIA
-
Bài tập C5 trang 134 SGK Vật lý 9
Hãy kể một số trường hợp trong thực tế đời sống và sản xuất phải sử dụng đến kính lúp
-
Bài tập C6 trang 134 SGK Vật lý 9
Hãy đo tiêu cự của một kính lúp có số bội giác đã biết và nghiệm lại hệ thức giữa G và f.
-
Bài tập 50.1 trang 102 SBT Vật lý 9
Có thể dùng kính lúp để quan sát vật nào dưới đây?
A. Một ngôi sao.
B. Một con vi trùng.
C. Một con kiến.
D. Một bức tranh phong cảnh.
-
Bài tập 50.2 trang 102 SBT Vật lý 9
Thấu kính nào dưới đây có thể dùng làm kính lúp ?
A. Thấu kính phân kì có tiêu cự 10 cm.
B. Thấu kính phân kì có tiêu cự 50 cm.
C. Thấu kính hội tụ có tiêu cự 10 cm.
D. Thấu kính hội tụ có tiêu cự 50 cm.
-
Bài tập 50.3 trang 102 SBT Vật lý 9
Khi quan sát một vật nhỏ qua kính lúp, ta nhìn thấy ảnh của vật hay nhìn trực tiếp thấy vật? Có thể làm thí nghiệm đơn giản nào để để chứng minh câu trả lời của em là đúng?
-
Bài tập 50.4 trang 102 SBT Vật lý 9
Dùng kính lúp có số bội giác 2x và kính lúp có số bội giác 3x để quan sát cùng một vật và với cùng điều kiện thì trong trường hợp nào ta sẽ thấy ảnh lớn hơn ? Trong hai kính đó, kính nào có tiêu cự dài hơn?
-
Bài tập 50.5 trang 102 SBT Vật lý 9
Một người dùng kính lúp có tiêu cự 10 cm để quan sát một vật nhỏ. Vật đặt cách kính 8 cm.
a. Dựng ảnh của vật qua kính, không cần đúng tỉ lệ.
b. Ảnh là ảnh thật hay ảnh ảo ?
c. Ảnh lớn hơn hay nhỏ hơn vật bao nhiêu lần ?
Gợi ý: Dựa vào hình vẽ để tính.
-
Bài tập 50.6 trang 102 SBT Vật lý 9
a. Dùng kính lúp có tiêu cự 10 cm để quan sát một vật nhỏ cao 1mm. Muốn có ảnh ảo cao 10 mm thì phải đặt vật cách kính bao nhiêu xentimet? Lúc đó ảnh cách kính bao nhiêu xentimet?
Gợi ý: Hãy dựng ảnh, không cần đúng tỉ lệ. Dựa vào hình vẽ để tính.
b. Dùng một thấu kính hội tụ có tiêu cự 40 cm để quan sát vật nói trên. Ta cũng muốn có ảnh ảo cao 10 mm thì phải đặt vật cách kính bao nhiêu xentimet ? Lúc đó ảnh cách kính bao nhiêu xentimet ?
c. Cho rằng trong cả hai trường hợp, người quan sát đều đặt mắt sát sau kính để nhìn ảnh ảo. Hỏi trong trường hợp nào người ấy có cảm giác là ảnh lớn hơn?
-
Bài tập 50.7 trang 102 SBT Vật lý 9
Ai trong số các người kể dưới đây không cần sử dụng kính lúp trong công việc của mình?
A. Một người thợ sửa đồng hồ.
B. Một nhà nông nghiên cứu về sâu bọ.
C. Một nhà địa chất nghiên cứu sơ bộ một mẫu quặng.
D. Một học sinh đang đọc sách giáo khoa.
-
Bài tập 50.8 trang 103 SBT Vật lý 9
Thấu kính hội tụ có tiêu cự nào dưới đây không thể dùng làm kính lúp được?
A. 10 cm
B. 15 cm
C. 5 cm
D. 25cm
-
Bài tập 50.9 trang 103 SBT Vật lý 9
Khi quan sát một vật nhỏ qua kính lúp, ta sẽ nhìn thấy ảnh như thế nào?
A. Một ảnh thật, ngược chiều vật.
B. Một ảnh thật, cùng chiều vật.
C. Một ảnh ảo, ngược chiều vật.
D. Một ảnh ảo, cùng chiều vật.
-
Bài tập 50.10 trang 103 SBT Vật lý 9
Trên giá đỡ của một thấu kính có ghi 2,5x. Đó là:
A. Một thấu kính hội tụ có tiêu cự 2,5 cm.
B. Một thấu kính phân kì có tiêu cự 2,5 cm.
C. Một thấu kính hội tụ có tiêu cự 10 cm.
D. Một thấu kính phân kì có tiêu cự 10 cm.
-
Bài tập 50.12 trang 103 SBT Vật lý 9
Hãy ghép mỗi phần a, b, c, d với một phần 1, 2, 3, 4 để thành câu hoàn chỉnh có nội dung đúng.
a. Muốn quan sát một vật nhỏ qua một kính lúp, ta phải đặt vật
b. Khi đó, kính sẽ cho ta một
c. Tất nhiên, nếu đặt vật sát ngay mặt kính lúp thì
d. Còn nếu ta đặt vật tại tiêu điểm của kính thì
1. ảnh ảo, cùng chiều và lớn hơn vật.
2. kính sẽ chẳng có tác dụng gì, vì trong trường hợp này không xác định được ảnh.
3. ta cũng sẽ quan sát được ảnh của vật qua kính.
4. trong khoảng tiêu cự của kính.
-
Bài tập 50.11 trang 103 SBT Vật lý 9
Hãy ghép mỗi phần a, b, c, d với một phần 1, 2, 3, 4 để thành câu hoàn chỉnh có nội dung đúng.
a. Kính lúp là
b. Tiêu cự của kính lúp không được dài hơn
c. Số bội giác của một kính lúp là một đại lượng
d. Số bội giác của kính lúp được tính bằng công thức
1. dùng để đánh giá tác dụng của kính. Kính có số bội giác càng lớn sẽ cho ta thu được một ảnh càng lớn trên màng lưới của mắt.
2. G=25/f(cm)
3. 25 cm. Vì nếu tiêu cự dài hơn 25cm thì số bội giác sẽ nhỏ hơn 1 và kính lúp sẽ mất tác dụng.
4. một thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn.