Hướng dẫn giải bài tập SGK Tác dụng từ của dòng điện - Từ trường Tác dụng từ của dòng điện-Từ trường giúp các em học sinh năm vững phương pháp giải bài tập và ôn luyện tốt kiến thức.
Chúc các em học sinh có nền tảng kiến thức Vật lý thật tốt nhé!
-
Bài tập C1 trang 61 SGK Vật lý 9
Đóng công tắc K trong thí nghiệm. Quan sát và cho biết có hiện tượng gì xảy ra với kim nam châm. Lúc đã nằm cân bằng, kim nam châm còn song song với dây dẫn nữa không?
-
Bài tập C2 trang 61 SGK Vật lý 9
Có hiện tượng gì xảy ra với kim nam châm trong thí nghiệm của phần bài học?
-
Bài tập C3 trang 61 SGK Vật lý 9
Ở mỗi vị trí, sau khi nam châm đã đứng yên, xoay cho nó lệch khỏi hướng vừa xác định, buông tay. Nhận xét hướng của kim nam châm sau khi đã trở lại vị trí cân bằng.
-
Bài tập C4 trang 62 SGK Vật lý 9
Nếu có một kim nam châm thì em làm thế nào để phát hiện ra trong dây dẫn AB có dòng điện hay không?
- VIDEOYOMEDIA
-
Bài tập C5 trang 62 SGK Vật lý 9
Thí nghiệm nào đã làm với nam châm chứng tỏ rằng xung quanh Trái Đất có từ trường?
-
Bài tập C6 trang 62 SGK Vật lý 9
Tại một điểm trên bàn làm việc, người ta thử đi thử lại vẫn thấy kim nam châm nằm dọc theo một hướng xác định, không trùng với hướng Nam - Bắc. Từ đó có thể rút ra kết luận gì về không gian xung quanh kim nam châm?
-
Bài tập 22.1 trang 50 SBT Vật lý 9
Trong thí nghiệm phát hiện tác dụng từ của dòng điện, dây dẫn AB được bố trí như thế nào?
A. Tạo với kim nam châm một góc bất kì.
B. Song song với kim nam châm.
C. Vuông góc với kim nam châm.
D. Tạo với kim nam châm một góc nhọn.
-
Bài tập 22.2 trang 50 SBT Vật lý 9
Có một số pin để lâu ngày và một đoạn dây dẫn. Nếu không có bóng đèn pin để thử, có cách nào kiểm tra được pin còn điện hay không khi trong tay bạn có một kim nam châm?
-
Bài tập 22.3 trang 50 SBT Vật lý 9
Từ trường không tồn tại ở đâu?
A. Xung quanh nam châm.
B. Xung quanh dòng điện.
C. Xung quanh điện tích đứng yên.
D. Xung quanh trái đất.
-
Bài tập 22.4 trang 50 SBT Vật lý 9
Giả sử có một dây dẫn chạy qua nhà. Nếu không dùng dụng cụ đo điện, có cách nào phát hiện được trong dây dẫn có dòng điện chạy qua hay không?
-
Bài tập 22.5 trang 50 SBT Vật lý 9
Dựa vào hiện tượng nào dưới đây mà kết luận rằng dòng điện chạy qua dây dẫn thẳng có từ trường?
A. Dây dẫn hút nam châm lại gần nó.
B. Dây dẫn hút các vụn sắt lại gần nó.
C. Dòng điện làm cho kim nam châm lại gần và song song với nó lệch khỏi hướng Bắc Nam ban đầu.
D. Dòng điện làm cho kim nam châm luôn luôn cùng hướng với dây dẫn.
-
Bài tập 22.6 trang 51 SBT Vật lý 9
Làm thế nào để nhận biết được tại một điểm trong không gian có từ trường?
A. Đặt ở điểm đó một sợi dây dẫn, dây bị nóng lên.
B. Đặt ở đó một kim nam châm, kim bị lệch khỏi hướng Bắc Nam.
C. Đặt ở nơi đó các vụn giấy thì chúng hút về hướng Bắc Nam.
D. Đặt ở nơi đó kim bằng đồng, kim luôn chỉ hướng Bắc Nam.
-
Bài tập 22.7 trang 51 SBT Vật lý 9
Người ta dùng dụng cụ nào để nhận biết từ trường?
A. Dùng ampe kế.
B. Dùng vônkế.
C. Dùng áp kế.
D. Dùng kim nam châm có trục quay.
-
Bài tập 22.8 trang 51 SBT Vật lý 9
Lực do dòng điện tác dụng lên kim nam châm để gần nó được gọi là
A. Lực hấp dẫn.
B. Lực từ.
C. Lực điện.
D. Lực điện từ.
-
Bài tập 22.9 trang 51 SBT Vật lý 9
Có thể coi một dây dẫn thẳng dài có dòng điện một chiều chạy qua như một nam châm thẳng được không? Vì sao?
A. Có thể, vì dòng điện tác dụng lực từ lên kim nam châm để gần nó.
B. Có thể, vì dòng điện tác dụng lực từ lên vật bằng sắt để gần nó.
C. Không thể, vì dòng điện trong dây dẫn thẳng không hút các vụn sắt về hai đầu dây như hai cực của nam châm thẳng.
D. Không thể, vì dòng điện trong dây dẫn thẳng dài luôn có tác dụng như nhau lên các vụn sắt ở bất kì điểm nào của dây.