OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Bài tập C4 trang 131 SGK Vật lý 9

Giải bài C4 tr 131 sách GK Lý lớp 9

Giải thích tác dụng của kính cận.

Để giải thích em hãy vẽ ảnh của vật AB qua kính cận ở hình 49.1 SGK. Biết rằng kính cận thích hợp có tiêu điểm F trùng với điểm cực viễm \(C_{v}\) của mắt và khi đeo kính thì mắt nhìn ảnh của vật AB qua kính.

  •  Khi không đeo kính, điểm cực viễn của mắt cận ở \(C_{v}\). Mắt có nhìn rõ vật AB hay không? Tại sao?
  •  Khi đeo kính, muốn nhìn rõ ảnh của AB thì ảnh này phải hiện lên trong khoảng nào ? Yêu cầu đó có thực hiện được không với kính cận nói trên?

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Hướng dẫn giải chi tiết

Mắt cận là mắt nhìn gần tốt hơn mắt thường, nhưng nhìn xa kém hơn mắt thường. Vậy kính cận là dụng cụ để giúp mắt cận nhìn xa được như mắt thường. Khi không đeo kính, mắt cận không nhìn rõ vật AB vì vật này nằm xa mắt hơn điểm cực viễn Cv của mắt.

Để sửa tật cận thị, cần phải đeo kính phân kỳ sao cho:

Vật AB cần quan sát ở rất xa (coi như vô cực, khoảng cách từ vật đến kính là d1 = ∞) qua kính sẽ tạo ảnh ảo A’B’ nằm tại điểm cực viễn của mắt người đó. Khi đó mắt sẽ nhìn thấy ảnh A’B này mà không cần điều tiết và qua thể thủy tinh của mắt cho ảnh A”B” trên màng lưới như hình vẽ:

Tức là: B’ ≡ CV (1)

Khi d1 = ∞ → d’ = f → B’ ≡ F (2)

Từ (1) và (2) → F ≡ CV

Vậy kính cận là kính phân kỳ. Muốn nhìn rõ các vật ở xa thì người cận phải đeo kính có tiêu cụ thỏa mãn điều kiện tiêu điểm F của kính trùng với điểm cực viễn của mắt: F ≡ CV

-- Mod Vật Lý 9 HỌC247

Nếu bạn thấy hướng dẫn giải Bài tập C4 trang 131 SGK Vật lý 9 HAY thì click chia sẻ 
 
 

Bài tập SGK khác

NONE
OFF