OPTADS360
AANETWORK
LAVA
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Vật lý 9 Bài 62: Điện gió - Điện mặt trời - Điện hạt nhân


Ta đã biết trong tự nhiên có nhiều nguồn năng lượng rất lớn như năng lượng gió, năng lượng mặt trời, năng lượng hạt nhân, nhưng liệu có cách nào để có thể chuyển hóa chúng thành điện năng cho dễ sử dụng?

Để trả lời được các câu hỏi trên mời các em cùng nghiên cứu bài 62: Điện gió- Điện mặt trời- Điện hạt nhân

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

2.1. Máy phát điện gió

  • Trong máy phát điện gió, năng lượng của sức gió đã biến đổi thành điện năng.

  • Cánh quạt gắn với trục quay của Rôto của máy phát điện.

  • Stato là các cuộn dây điện.

  • Wđ gió →Wđ rôto →Wđiện trong máy phát điện.

  • Bộ phận lái để tự động điều chỉnh cánh quạt theo hướng gió.

  • Máy phát điện gió tuy công suất nhỏ nhưng rất gọn nhẹ, có thể bố trí ngay cạnh nhà, rất thuận tiện cho việc cung cấp điện cho một vài gia đình. Ở nước ta hiện nay, một số vùng núi cao hay hải đảo đã lắp đặt máy phát điện gió như Hà Giang, Quảng Ngãi, Bạch Long Vĩ,... Công suất từ vài trăm oát đến vài trăm kilôoat.

2.2. Pin mặt trời

2.2.1. Cấu tạo.

  • Pin mặt trời là những tấm phẳng làm bằng chất silicon. Nếu chiếu ánh sáng mặt trời vào tấm đó thì năng lượng của ánh sáng mặt trời sẽ trực tiếp chuyển hóa thành điện năng.

2.2.2. Hoạt động: 

W ánh sáng → W điện.

2.2.3. Sử dụng: 

  • Phải có ánh sáng chiếu vào.

  • Điện từ máy phát điện gió, pin mặt trời được nạp vào một hệ thống ắc quy, khi sử dụng dùng ắc quy để phát điện lại. 

  • Pin mặt trời rất tiện lợi cho các vùng núi cao, hải đảo (chẳng hạn như đảo Bạch Long Vĩ) không có điều kiện đưa lưới điện quốc gia đến, nhất là ở các nước vùng nhiệt đới có nhiều ngày nắng to như ở nước ta.

2.3. Nhà máy điện hạt nhân

  • Nhà máy điện hạt nhân biến đổi năng lượng hạt nhân thành điện năng. Nhà máy điện hạt nhân có thể cho công suất rất lớn nhưng phải có thiết bị bảo vệ rất cẩn thận để ngăn các bức xạ có thể gây nguy hiểm chết người.

  • Sự chuyển hoá năng lượng:

    • Lò phản ứng: W hạt nhân→ nhiệt năng→nhiệt năng của nước.

    • Nồi hơi: Biến nhiệt năng hạt nhân→nhiệt năng chất lỏng→nhiệt năng của nước.

    • Máy phát điện: Nhiệt năng của nước→ cơ năng của tua bin.

2.4. Sử dụng tiết kiệm điện năng

  • Năng lượng điện có đặc điểm là đã sản xuất ra thì phải sử dụng hết, không thể dự trữ được (trừ trường hợp dự trữ nhỏ trong các acquy). Các máy phát điện lớn đã mở máy thì phải chạy đều, không thể cần nhiều thì cho chạy nhanh, khi cần ít thì cho chạy chậm. Bởi vậy cần phải tiết kiệm, sử dụng điện hạn chế trong các giờ cao điểm như buổi chiều tối và khuyến khích sử dụng điện vào đêm khuya.

  • Trong một số máy móc, dụng cụ, năng lượng ban đầu được biến đổi sau một chuỗi quá trình để được năng lượng cần dùng. Ví dụ, trong bóng đèn dây tóc, điện năng được biến đổi thành nhiệt năng rồi nhiệt năng thành quang năng.

2.5. Cách nhận biết các loại máy phát điện

Căn cứ vào dạng năng lượng ban đầu chuyển hóa thành điện năng:

  • Máy điện gió: năng lượng của sức gió biến đổi thành điện năng.

  • Pin mặt trời: năng lượng của ánh sáng mặt trời biến đổi thành điện năng.

  • Nhà máy điện hạt nhân: năng lượng hạt nhân biến đổi thành điện năng.

ADMICRO

Bài tập minh họa

Bài 1.

Gió trời tự nhiên không bao giờ hết. Vậy nguồn điện năng lấy từ máy phát điện gió cũng không bao giờ cạn. Phải chăng ở đây năng lượng đã tự sinh ra ? Nếu không phải thì năng lượng đó từ đâu mà có ?

Hướng dẫn giải:

Không khí chuyển động thành gió. Gió chuyển động từ vùng không khí lạnh đến vùng không khí nóng, không khí nóng lên nhờ có năng lượng ánh sáng mặt trời. Vậy năng lượng gió do năng lượng ánh sáng mặt trời chuyển hóa thành.

Bài 2.

Những ngày trời nắng không có mây, bề mặt có diện tích 1m2 của tấm pin mặt trời để ngoài nắng nhận được một năng lượng mặt trời là 1 400 J trong 1s. Hỏi cần phủ lên mái nhà một tấm pin mặt trời có diện tích tối thiểu là bao nhiêu để có đủ điện thấp sáng hai bóng đèn có công suất 100W và một máy thu hình 75W. Biết rằng hiệu suất của pin mặt trời là 10%.

Hướng dẫn giải:

Công suất tiêu thụ: 2.100 + 75 = 275 W.
Công suất ánh sáng mặt trời cần thiết cung cấp cho pin mặt trời: 275.10 = 2750 W
Diện tích tấm pin mặt trời cần thiết : 2750/1400  \(2750\over 1400\)≈ 1,96 m2
ADMICRO

4. Luyện tập Bài 62 Vật lý 9

Qua bài này, các em sẽ được làm quen với các kiến thức liên quan đến Điện gió- Điện mặt trời- Điện hạt nhân cùng với các bài tập liên quan theo nhiều cấp độ từ dễ đến khó…, các em cần phải nắm được : 

  • Máy phát điên gió. Pin mặt trời
  • Nhà máy điện hạt nhân
  • Sử dụng tiết kiệm điện năng

4.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Điện gió - Điện mặt trời - Điện hạt nhân cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

4.2. Bài tập SGK và Nâng cao 

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Điện gió - Điện mặt trời - Điện hạt nhân để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập C1 trang 162 SGK Vật lý 9

Bài tập C2 trang 163 SGK Vật lý 9

Bài tập C3 trang 163 SGK Vật lý 9

Bài tập C4 trang 164 SGK Vật lý 9

Bài tập 62.1 trang 125 SBT Vật lý 9

Bài tập 62.2 trang 125 SBT Vật lý 9

Bài tập 62.3 trang 125 SBT Vật lý 9

Bài tập 62.4 trang 125 SBT Vật lý 9

Bài tập 62.5 trang 125 SBT Vật lý 9

Bài tập 62.6 trang 125 SBT Vật lý 9

Bài tập 62.7 trang 125 SBT Vật lý 9

5. Hỏi đáp Bài 62 Chương 4 Vật lý 9

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Vật lý HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Vật Lý 9 HỌC247

NONE
OFF