OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Vật lý 9 Bài 57: Thực hành Nhận biết ánh sáng đơn sắc và không đơn sắc bằng đĩa CD


Qua bài học Bài 57: Thực hành Nhận biết ánh sáng đơn sắc và không đơn sắc bằng đĩa CD  giúp các em Trả lời được câu hỏi,thế nào là ánh sáng đơn sắc và ánh sáng không đơn sắc. Biết cách dùng đĩa CD để nhận biết ánh sáng đơn sắc và ánh sáng không đơn sắc.

AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

2.1. Chuẩn bị

2.1.1. Dụng cụ

  • Một đèn có dây tóc đặt trong chao đèn, có thể che bằng những tấm lọc màu khác nhau (hoặc đèn sau). 

  • Một bộ các tấm lọc màu đỏ, vàng, lục, lam, đèn LED, bút Lade

  • Một đĩa CD.

2.1.2. Về lí thuyết

  • Ánh sang đơn sắc: có một màu nhất định, không thể phân tích thành ánh sang màu khác được.

  • Ánh sáng không đơn sắc: có một màu nhất định nhưng có thể phân tích thành những ánh sáng màu khác.

  • Có nhiều cách phân tích ánh sáng: lăng kính, đĩa CD

  • Trước khi thực hành các em tìm hiểu cách trộn màu của Tivi

    • Đỏ + Lục + Lam = Trắng

    • Đỏ + Lục = Vàng

    • Đỏ + Lam = Tím

    • Lục + Lam = Da trời

  • Vậy: ánh sáng màu nào có thể phân tích ra mầu khác bằng lăng kính hoặc đĩa CD?

2.1.3. Chuẩn bị sẵn mẫu báo cáo thực hành

2.2. Kết quả

Màu của các ánh sáng được phân tích ra từ các ánh sáng màu tạo ra nhờ các tấm lọc màu khác nhau.

  • Vàng, đỏ, lục, …

  • Đơn sắc

    • Đỏ

  • Không đơn sắc

    • Lục, vàng, lam, …

    • Không đơn sắc

    • Không đơn sắc

    • Lam, lục, …

  • Ánh sáng màu tạo ra nhờ các tấm lọc màu là ánh sáng không đơn sắc.

  • Ánh sáng màu tạo ra bằng bút LADE hay đèn LED màu đỏ hay là ánh sáng đơn sắc.

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Bài 1.

Ánh sáng đơn sắc là gì?

Hướng dẫn giải:

  • Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng có một màu nhất định và không thể phân tích ánh sáng đó thành các ánh sáng có màu khác được

  • VD: Ánh sáng mầu đỏ, lục, lam

Bài 2.

Ánh sáng không đơn sắc là gì?

Hướng dẫn giải:

  • Ánh sáng không đơn sắc tuy cũng có một màu nhất định, nhưng nó là sự pha trộn của nhiều ánh sáng màu; do đó ta có thể phân tích ánh sáng không đơn sắc thành nhiều ánh sáng có màu khác nhau.

  • VD: Ánh sáng mầu trắng, vàng, tím, da trời

Bài 3.

Trình bày nhận biết về ánh sáng đơn sắc hoặc không đơn sắc bằng đĩa CD.

Hướng dẫn giải:

Muốn biết một chùm sáng màu có phải là đơn sắc hay không, ta chiếu chùm sáng đó vào mặt ghi của một đĩa CD và quan sát chùm sáng phản sạ chỉ có một màu nhất định thì ánh sáng chiếu tới đĩa là ánh sáng đơn sắc. Nếu thấy trong chùm phản xạ có nhiều ánh sáng màu thì ánh sáng chiếu tới đĩa là ánh sáng không đơn sắc.
ADMICRO

4. Luyện tập Bài 57 Vật lý 9

Qua bài này, các em sẽ được làm quen với các kiến thức liên quan đến Thực hành: Nhận biết ánh sáng đơn sắc và không đơn sắc bằng đĩa CD  cùng với các bài tập liên quan theo nhiều cấp độ từ dễ đến khó…, các em cần phải nắm được : 

  • Trả lời được câu hỏi thế nào là ánh sáng đơn sắc và ánh sáng không đơn sắc?
  • Biết cách dùng đĩa CD để nhận biết ánh sáng đơn sắc và ánh sáng không đơn sắc.

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Vật lý 9 Bài 57 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập C1 trang 150 SGK Vật lý 9

Bài tập C2 trang 150 SGK Vật lý 9

Bài tập C3 trang 150 SGK Vật lý 9

4.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Vật lý 9 Bài 57 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

    • A. Có một bước sóng xác định tương ứng với một màu sắc xác định.
    • B. Bị tán sắc khi đi qua lăng kính.
    • C. Bị tách thành một dãy màu khi chiếu từ không khí vào thủy tinh.
    • D. Có vận tốc không thay đổi khi truyền từ môi trường này sang môi trường khác.
    • A. Giao thoa với nhau
    • B. Ánh sáng mắt nhìn thấy được
    • C. Không bị tán sắc khi qua lăng kính
    • D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
    • A. Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng có từ 2 màu trở lên
    • B. Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng có một màu nhất định
    • C. Cả A và B đều đúng
    • D. Cả A và B đều sai

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

5. Hỏi đáp Bài 57 Chương 3 Vật lý 9

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Vật lý HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Vật Lý 9 HỌC247

NONE
OFF