OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Vật lý 8 Bài 3: Chuyển động đều - Chuyển động không đều


Sau khi làm quen với khái niệm vận tốc, chúng ta sẽ tiếp tục nghiên cứu về các khái niệm mới có liên quan trực tiếp đến vận tốc là Vận tốc trung bình, chuyển động đều chuyển động không đều. Vậy thì những yếu tố trên có những tính chất và đặc điểm gì đặc biệt ?

Chúng ta sẽ trả lời được câu hỏi này sau khi nghiên cứu nội dung bài học ngày hôm nay. Mời các em cùng nhau tìm hiểu nội dung của Bài 3: Chuyển động đều - Chuyển động không đều

AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

2.1. Định nghĩa

  • Chuyển động đều là chuyển động mà vận tốc không thay đổi theo thời gian.

    • VD: chuyển động của đầu kim đồng hồ, của trái đất xung quanh mặt trời,...

  • Chuyển động không đều là chuyển động mà vận tốc thay đổi theo thời gian.

    • VD: Chuyển động của ô tô, xe máy,...

2.2. Vận tốc trung bình của chuyển động không đều

  • Trung bình mỗi giây trục bánh xe lăn được bao nhiêu mét thì người ta nói vận tốc trung bình của trục bánh xe trên quãng đường đó là Vận tốc trung bình của một chuyển động không đều trên một quãng đường được tính bằng công thức:

    \(v_{tb}=\frac{s}{t}\)​

  • Trong đó: 

    • s là quãng đường đi được

    • t là thời gian để đi hết quãng đường đó

  • Lưu ý :

    • Chuyển động không đều là chuyển động thường gặp hằng ngày của các vật. Trong chuyển động không đều, vận tốc thay đổi theo thời gian. Chẳng hạn ô tô, xe máy chuyển động trên đường, vận tốc liên tục thay đổi thể hiện ở số chỉ tốc kế.

    • Khi đề cập đến chuyển động không đều, người ta thường đưa ra khái niệm vận tốc trung bình :

      • Vận tốc trung bình trên những đoạn đường khác nhau thường có giá trị khác nhau, vì vậy phải nêu rõ vận tốc trung bình trên đoạn đường cụ thể (hoặc trong thời gian cụ thể).

      • Vận tốc trung bình không phải là trung bình cộng của các vận tốc.

    • Ví dụ :

Nếu một vật chuyển động được hai đoạn đường liên tiếp \(s_{1}\) với vận tốc \(v_{1}\) trong khoảng thời gian \(t_{1}\) và \(s_{2}\) với vận tốc \(v_{2}\) trong khoảng thời gian là \(t_{2}\), 
Thì vận tốc trung bình trên cả quãng đường là   \(v_{tb}=\frac{s_{1}+s_{2}}{t_{1}+t_{2}}\) chứ không phải là :   \(v_{tb}=\frac{v_{1}+v_{2}}{2}\) 

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Bài 1

Chuyển động của ô tô chạy từ Hà Nội đến Hải Phòng là chuyển động đều hay không đều? Tại sao? Khi nói ô tô chạy từ Hà Nội đến Hải Phòng với vận tốc 50 km/h là nói tới vận tốc nào?

Hướng dẫn giải

  • Chuyển động của ô tô chạy từ Hà Nội đến Hải Phòng là chuyển động không đều

  • Vì trong quá trình chuyển động, xe có thể chạy nhanh hay chậm tùy từng thời điểm khác nhau.

  • Khi nói ô tô chạy từ Hà Nội đến Hải Phòng với vận tốc 50 km/h là nói tới vận tốc trung bình của xe.

Bài 2

Một người đi xe đạp xuống một đoạn đường dốc dài 120 m hết 30 s. Khi hết dốc, xe lăn tiếp một quãng đường nằm ngang dài 60 m trong 24 s rồi từng lại. Tính vận tốc trung bình của xe trên quãng dường dốc, trên quãng đường nằm ngang và trên cả hai quãng đường. 

Hướng dẫn giải

  • Vận tốc trung bình của xe trên quãng đường dốc là: \(v_{1}=\frac{s_{1}}{t_{1}}=\frac{120}{30}\) = 120/30 = 4 m/s

  • Vận tốc trung bình của xe trên quãng đường ngang là: \(v_{2}=\frac{s_{2}}{t_{2}}=\frac{60}{24}\)  = 2,5 m/s

  • Vận tốc trung bình của xe trên cả hai quăng đường là:\(v=\frac{s_{1}+s_{2}}{t_{1}+t_{2}}=\frac{120+60}{30+24}\)  = 3,33 m/s

Bài 3:

Một đoàn tàu chuyển động trong 5h với vận tốc trung bình là 30km/h. Tính quãng đường đoàn tàu đi được. 

Hướng dẫn giải

  • Quãng đường đoàn tàu đi được trong 5h:

  • Ta có:

 \(\begin{array}{l} {v_{tb}} = \frac{S}{t} \Rightarrow S = {v_{tb}}.t = 30km/h.5h\\ \Rightarrow S = 150(km) \end{array}\)

 

ADMICRO

4. Luyện tập Bài 3 Vật lý 8

Qua bài học này, các em sẽ được làm quen với các kiến thức liên quan đến Chuyển động đều-Chuyển động không đều cùng với các bài tập liên quan theo nhiều cấp độ từ dễ đến khó…, các em cần phải nắm được: 

  • Phát biểu được định nghĩa chuyển động đều và nêu được những thí dụ về chuyển động đều

  • Nêu được những ví dụ về chuyển động không đều thường gặp

  • Vận dụng để tính vận tốc trung bình trên một đoạn đường

4.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Chuyển động đều - Chuyển động không đều cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

4.2. Bài tập SGK và Nâng cao về Chuyển động đều-Chuyển động không đều

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Chuyển động đều - Chuyển động không đều để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập C1 trang 12 SGK Vật lý 8

Bài tập C2 trang 12 SGK Vật lý 8

Bài tập C3 trang 12 SGK Vật lý 8

Bài tập C4 trang 12 SGK Vật lý 8

Bài tập C5 trang 13 SGK Vật lý 8

Bài tập C6 trang 13 SGK Vật lý 8

Bài tập C7 trang 13 SGK Vật lý 8

Bài tập 3.1 trang 8 SBT Vật lý 8

Bài tập 3.2 trang 8 SBT Vật lý 8

Bài tập 3.3 trang 9 SBT Vật lý 8

Bài tập 3.4 trang 9 SBT Vật lý 8

Bài tập 3.5 trang 9 SBT Vật lý 8

Bài tập 3.6 trang 9 SBT Vật lý 8

Bài tập 3.7 trang 9 SBT Vật lý 8

Bài tập 3.8 trang 10 SBT Vật lý 8

Bài tập 3.9 trang 10 SBT Vật lý 8

Bài tập 3.10 trang 10 SBT Vật lý 8

Bài tập 3.11 trang 10 SBT Vật lý 8

Bài tập 3.12 trang 10 SBT Vật lý 8

Bài tập 3.13 trang 10 SBT Vật lý 8

Bài tập 3.14 trang 10 SBT Vật lý 8

Bài tập 3.15 trang 11 SBT Vật lý 8

Bài tập 3.16 trang 11 SBT Vật lý 8

Bài tập 3.17 trang 11 SBT Vật lý 8

Bài tập 3.18 trang 11 SBT Vật lý 8

Bài tập 3.19 trang 11 SBT Vật lý 8

5. Hỏi đáp Bài 3 Chương 1 Vật lý 8

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Vật lý HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Vật Lý 8 HỌC247

NONE
OFF