OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA

Hỏi đáp về Hiện tượng quang điện và Thuyết lượng tử ánh sáng - Vật lý 12

Banner-Video

Nếu các em có những khó khăn nào về bài giảng Vật lý 12 Bài 30 Hiện tượng quang điện và Thuyết lượng tử ánh sáng,  các em vui lòng đặt câu hỏi để được giải đáp ở đây nhé. Các em có thể đặt câu hỏi nằm trong phần bài tập SGK, bài tập nâng cao, cộng đồng Vật lý HỌC247 sẽ sớm giải đáp cho các em. Chúc các em học sinh có nền tảng kiến thức Vật lý thật tốt để chuẩn bị cho kì thi THPTQG  nhé.

AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Danh sách hỏi đáp (728 câu):

Banner-Video
  • đối catot của ống rơnghen được làm nguội bởi nguồn nước chảy luồn phía bên trong.

    Nhiệt độ của lối ra cao hơn nhiệt độ lối vào là 10 oC. Coi rằng 99,9% lượng eletron chuyển thành nhiệt làm nóng 

    đối catot. Ống ronghen phát ra những tia có tần số lớn nhất là 5*10^18 Hz. Dòng quang điện qua ống bằng 8 mA.

    Nhiệt dung và khối lượng riêng của dòng nước là c= 4186 J/kg.độ.   D= 1000 kg/m^3

    Lưu lượng nước chảy trong ống là:

    A. 1 cm^3/s                B. 2 cm^3/s                C. 3cm^3/s                      D. 4 cm^3/s  

    đáp án: D

    Theo dõi (0)
    Gửi câu trả lời Hủy
  • người ta dùng 1 loại laze CO2 có công suất P= 10 W để làm dao mổ. Tia laze chiếu vào lỗ mổ sẽ làm cho nước

    ở phần mô chỗ đó bốc hơi và mô bị cắt. Chùm laze có đường kính r= 0,1 mm và di chuyển với vân tốc v= 0,5 cm/s

    trên bề mặt của mô mềm. Nhiệt dung riêng của nước c= 4180 J/kg. độ , nhiệt hóa hơi của nước: L= 2260 J/kg

    nhiệt độ cơ thể là t1=37 oC. Chiều sâu của vết cắt là: 

    A. 1mm                              B. 2mm                    C. 3mm                          D. 4mm

    đáp án D

    hướng làm của em là   

    ta có t2=100 oC.             Q1 = m*c* (t2-t1)                                 (vs m là khối lượng của nước)

    Q2= mL                                 (vs m là khối lượng của nước)

    Q= Q1 + Q2 = Pt          suy ra m=...      nhưng đề bài có phải thiếu dư kiện t (thời gian) phải không thầy

      mặt khác giả sử nếu tính được m   ta suy ra V =   s.h                       (s là diện tích đáy hình tròn,   h là chiều sâu vết cắt cần tìm)

    vậy đề bài cho vận tốc để làm gì ạ. mong thầy giải thích giúp em ạ.

    Theo dõi (0)
    Gửi câu trả lời Hủy
  •  
     
  • công thoát electron khỏi kL natri là 2,48 eV. 1 tế bào quang điện có catot làm bằng natri khi được chiếu sáng bằng chùm bức xạ có bước sóng 0,36 micromet thì cho 1 dòng quang điện có cường độ bão hòa là 3 microA tính:

    a. giới hạn quang điện của natri 

    b. vận tốc ban đầu cực đại của e quang điện

    c. số e bứt ra khỏi catot trong 1 giây

    d.điện áp hãm để làm triệt tiêu dòng quang điện

    Theo dõi (0)
    Gửi câu trả lời Hủy
  • Chiếu chùm bức xạ điện từ có tần số f=5,76. 1014 Hz, vào 1 miếng kim loại cô lập thì các quang electron có vận tốc ban đầu cực đại là v=0,4. 106(m/s)

    a. tính công thoát e và bước sóng giới hạn quang điện của kim loại

    b. tìm bước sóng của bức xạ điện từ chiếu vào miếng kL để điện thế cực đại của nó là 3V cho h=6,625. 10-34(Js) , c= 3.108 (m/s), trị tuyệt đối của e=1,6.10-19 (C)

    Theo dõi (0)
    Gửi câu trả lời Hủy
  • Trong bài lượng tử ánh sáng em đọc có câu:  'lọ thủy tinh màu xanh sẽ hấp thụ ít ánh sáng xanh'

    vậy có thể kết luận là lọ thủy tinh màu gì sẽ hấp thụ ít ánh sáng màu đấy không ạ?

    và nếu quy rộng ra thì vật màu gì sẽ hấp thụ ít ánh sáng màu đấy được không ạ.

    Theo dõi (0)
    Gửi câu trả lời Hủy
  • Một ống Rơn-ghen hoạt động với U= 50 kV . I= 5mA. Giả thiết cứ 1% năng lượng của chùm e được chuyển hóa thành năng

    lượng của tia X. Biết e phát ra khỏi catot với v=0

    Catot được làm nguội bằng dòng nước có nhiệt độ ban đầu t1= 10oC. Tìm lưu lượng nước (lít/phút) phải dùng để giữ cho nhiệt

    độ catot không thay đổi. Biết khi ra khỏi ống Rơn-ghen thì nhiệt độ của nước là t2= 25oC.. Nhiệt dung của nước là 4200J/(kg.K)

    khối lượng riêng của nước D= 1000 kg/m3

    đáp án: 0,23 (lít/phút)

    giải 

    Q= UI * 0,99 = m*c* đenta t  =   m * 4200/273 * 15                ( với m là khối lượng nước)

    thầy xem hướng làm của em đúng không ạ.   từ m chuyển về lưu lượng nước ra sao thầy tính giúp em với ạ.

    Theo dõi (0)
    Gửi câu trả lời Hủy
  • Electron quang điện có động năng ban đầu cực đại khi

    A. photon ánh sáng tới có năng lượng lớn nhất

    B. công thoát electron có năng lượng nhỏ nhất

    C. năng lượng mà electron thu được lớn nhất

    D. năng lượng mà electron bị mất đi là nhỏ nhất

    đáp án: D.

    em phân vân giữa 2 đáp án C và D.         

    đáp án C: năng lượng e thu được chả phải bằng E(ép-xilon) - A = Wđ max   sao ạ 

     đáp án D: năng lượng electron bị mất là sao ạ?

    Theo dõi (0)
    Gửi câu trả lời Hủy
  • Bán kính quỹ đạo tăng 9lần thì n = ?

    Theo dõi (0)
    Gửi câu trả lời Hủy
  • Các mức năng lượng của ntử hidro ở trạng thái dừng đk xác định bằng côg thức E= -13,6 / n(eV) với n là số nguyên . N=1 ứg vs mức cơ bản K ; n =2;3;4... ứg vs mức kích thích L M N .tính bước sóg dài nhất trong dãy Banme và bước sóng ngắn nhất trong dãy pasen

    Theo dõi (0)
    Gửi câu trả lời Hủy
  • Cho E= -13,6 ev ; E= -3.4eV ; E= -1.5eV .bước sóg dài nhất của bxạ trong dãy Laiman là ?

    Theo dõi (0)
    Gửi câu trả lời Hủy
  • Vạch đầu tiên của dãy Laiman và vạch cuối của dãy Banme có bước sóng lần lượt là 0,1218 (um) và 0,3653 (um) tính năng lượg ion hóa của ntử khi ở TtCơ bản

    Theo dõi (0)
    Gửi câu trả lời Hủy
  • Một chùm ánh sáng đơn sắc tác dụng lên bề mặt một kim loại và làm bứt các êlectrôn ra khỏi kim loại này. Nếu tăng cường độ chùm sáng đó lên ba lần thì

    A.số lượng êlectrôn thoát ra khỏi bề mặt kim loại đó trong mỗi giây tăng ba lần.

    B.động năng ban đầu cực đại của êlectrôn quang điện tăng ba lần.

    C.động năng ban đầu cực đại của êlectrôn quang điện tăng chín lần.

    D.công thoát của êlectrôn giảm ba lần.

    Theo dõi (0)
    Gửi câu trả lời Hủy
  • Chiếu bức xạ có tần số f vào một kim loại có công thoát A gây ra hiện tượng quang điện. Giả sử một êlectron hấp thụ phôtôn sử dụng một phần năng lượng làm công thoát, phần còn lại biến thành động năng K của nó. Nếu tần số của bức xạ chiếu tới là 2f thì động năng của êlectron quang điện đó là

    A.K – A.

    B.K + A.

    C.2K – A.

    D.2K + A.

    Theo dõi (0)
    Gửi câu trả lời Hủy
  • Công thoát electron của một kim loại là A, giới hạn quang điện là λ0. Khi chiếu vào bề mặt kim loại đó bức xạ có bước sóng là λ = λ0/2 thì động năng ban đầu cực đại của electron quang điện bằng

    A.3A/2.

    B.2A.

    C.A/2.

    D.A.

    Theo dõi (0)
    Gửi câu trả lời Hủy
  • Chiếu bức xạ tần số f vào kim loại có giới hạn quang điện là λ01, thì động năng ban đầu cực đại của electron là \(W_{đ1}\), cũng chiếu bức xạ đó vào kim loại có giới hạn quang điện là \(\lambda_{02}=2 \lambda_{01} \), thì động năng ban đầu cực đại của electron là \(W_{đ2}\). Khi đó

    A.\(W_{đ1}\)\(W_{đ2}\).

    B.\(W_{đ1}\)\(W_{đ2}\).

    C.\(W_{đ1}\)=\(W_{đ2}/2\).

    D.\(W_{đ1}\)>\(W_{đ2}\).

    Theo dõi (0)
    Gửi câu trả lời Hủy
  • Đặt một hiệu điện thế không đổi 20000V vào hai cực của một ống rơng hen . Tính động năng của mỗi electron khi đến catot ( bỏ wa động năng ban đầu của electron khi bứt ra khỏi catot)

     

    Theo dõi (0)
    Gửi câu trả lời Hủy
  • Trong một ống rơnghen , số eletron đập vào đối catot trong mỗi giây là 5.1015 hạt ,hiệu điện thế giữa anot và catot là 18000V . Bỏ qua động năng cua eletron khi bứt ra khỏi catot . Tính tổng động năng của electron đập vào đối catot trong một giây (14,4/12,4/10,4/9,6J)

     

     

    Theo dõi (0)
    Gửi câu trả lời Hủy
  • Kim loại dùng làm catôt của tế bào quang điện có công thoát electron là 1,8 eV. Chiếu vào catôt một ánh sáng có bước sóng λ = 600 nm từ một nguồn sáng có công suất 2 mW. Tính cường độ dòng quang điện bảo hoà. Biết cứ 1000 hạt phôtôn tới đập vào catôt thì có 2 electron bật ra.

    A.1,93.10-6 A.

    B.0,193.10-6 A.

    C.19,3 mA.

    D.1,93 mA.

    Theo dõi (0)
    Gửi câu trả lời Hủy
  • Chiếu chùm ánh sáng có công suất 3 W, bước sóng 0,35 μm vào catôt của tế bào quang điện có công thoát electron 2,48 eV thì đo được cường độ dòng quang điện bảo hoà là 0,02 A. Tính hiệu suất lượng tử.

    A.0,2367%.

    B.2,367%.

    C.3,258%.

    D.2,538%.

    Theo dõi (0)
    Gửi câu trả lời Hủy
  • Một tế bào quang điện có catôt được làm bằng asen có công thoát electron 5,15 eV. Chiếu vào catôt chùm bức xạ điện từ có bước sóng 0,2 μm và nối tế bào quang điện với nguồn điện một chiều. Mỗi giây catôt nhận được năng lượng của chùm sáng là 0,3 mJ, thì cường độ dòng quang điện bảo hoà là 4,5.10-6 A. Hiệu suất lượng tử là

    A.9,3 %.

    B.0,093 %.

    C.0,93 %.

    D.0,186 %.

    Theo dõi (0)
    Gửi câu trả lời Hủy
  • Công thoát của kim loại Na là 2,48 eV. Chiếu một chùm bức xạ có bước sóng 0,36 μm vào tế bào quang điện có catôt làm bằng Na thì cường độ dòng quang điện bão hòa là 3 μA thì. Nếu hiệu suất lượng tử (tỉ số electron bật ra từ catôt và số photon đến đập vào catôt trong một đơn vị thời gian) là 50% thì công suất của chùm bức xạ chiếu vào catôt là

    A.35,5.10-5 W.

    B.20,7.10-5 W.

    C.35,5.10-6 W.

    D.20,7.10-6 W.

    Theo dõi (0)
    Gửi câu trả lời Hủy
  • Chiếu một chùm bức xạ đơn sắc có bước sóng 0,20 μm vào một quả cầu bằng đồng, đặt cô lập về điện. Giới hạn quang điện của đồng là 0,30 μm. Điện thế cực đại mà quả cầu đạt được so với đất là

    A.1,34 V.

    B.2,07 V.

    C.3,12 V.

    D.4,26 V.

    Theo dõi (0)
    Gửi câu trả lời Hủy
  • Công thoát electron khỏi đồng là 4,57 eV. Khi chiếu bức xạ có bước sóng λ = 0,14 μm vào một quả cầu bằng đồng đặt xa các vật khác thì quả cầu được tích điện đến điện thế cực đại là

    A.0,43 V.

    B.4,3 V.

    C.0,215 V.

    D.2,15 V.

    Theo dõi (0)
    Gửi câu trả lời Hủy
  • Công thoát electron khỏi đồng là 4,57 eV. Chiếu chùm bức xạ điện từ có bước sóng λ vào một quả cầu bằng đồng đặt xa các vật khác thì quả cầu đạt được điện thế cực đại 3 V. Bước sóng của chùm bức xạ điện từ đó là

    A.1,32 μm.

    B.0,132 μm.

    C.2,64 μm.

    D.0,164 μm.

    Theo dõi (0)
    Gửi câu trả lời Hủy
  • Khi chiếu bức xạ có bước sóng λ1 = 0,2 μm vào một tấm kim loại cô lập, thì thấy quang electron có vận tốc ban đầu cực đại là 0,7.10m/s. Nếu chiếu bức xạ có bước sóng λ2 thì điện thế cực đại của tấm kim loại là 3 V. Bước sóng λ2 là

    A.0,19 μm.

    B.2,05 μm.

    C.0,16 μm.

    D.2,53 μm.

    Theo dõi (0)
    Gửi câu trả lời Hủy
NONE
OFF