OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA

Hỏi đáp về Sóng điện từ - Vật lý 12

Banner-Video

Nếu các em có những khó khăn nào về bài giảng Vật lý 12 Bài 22 Sóng điện từ các em vui lòng đặt câu hỏi để được giải đáp ở đây nhé. Các em có thể đặt câu hỏi nằm trong phần bài tập SGK, bài tập nâng cao, cộng đồng Vật lý HỌC247 sẽ sớm giải đáp cho các em. Chúc các em học sinh có nền tảng kiến thức Vật lý thật tốt để chuẩn bị cho kì thi THPTQG  nhé.

AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Danh sách hỏi đáp (218 câu):

Banner-Video
  • Bài 2 (SGK trang 119)

    Sóng mang là gì? thế nào là biến điệu một sóng điện từ cao tần?

    Theo dõi (0)
    Gửi câu trả lời Hủy
  • Bài 1 (SGK trang 119)

    Hãy nêu bốn nguyên tắc cở bản của việc thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến.

    Theo dõi (0)
    Gửi câu trả lời Hủy
  •  
     
  • Bài 6 (SGK trang 115)

    Tính tần số của các sóng ngắn có bước sóng 25m, 31m, 41m. Biết tốc độ truyền sóng điện từ là  3.108 m/s.

    Theo dõi (0)
    Gửi câu trả lời Hủy
  • Bài 4 (SGK trang 115)

    Sóng điện từ có tần số 12MHz thuộc loại sóng nào dưới đây?

    A. Sóng dài

    B. Sóng trung

    C. Sóng ngắn

    D. Sóng cực ngắn.

    Theo dõi (0)
    Gửi câu trả lời Hủy
  • Bài 3 (SGK trang 115)

    Hãy chọn câu đúng

    Nhiều khi ngồi trong nhà không thể dùng được điện thoại di động, vì không có sóng. Nhà đó chắc chắn là;

    A. Nhà sàn.

    B. Nhà lá.

    C. Nhà gạch

    D. Nhà bêtông.

    Theo dõi (0)
    Gửi câu trả lời Hủy
  • Bài 2 (SGK trang 115)

    Nêu những đặc điểm của sự truyền sóng vô tuyến trong khí quyển?

    Theo dõi (0)
    Gửi câu trả lời Hủy
  • Bài 1 (SGK trang 115)

    Sóng điện từ là gì? Nêu những đặc điểm của sóng điện từ.

    Theo dõi (0)
    Gửi câu trả lời Hủy
  • Chọn câu sai khi nói về máy phát thanh đơn giản.

    A. Trước khi truyền đến anten phát cần phải khuếch đại sóng cao tần để tăng năng lượng sóng truyền đi.

    B. Sóng mang là sóng điện từ có tần số lớn do máy phát dao động điện từ tạo ra để mang tín hiệu âm cần tải.

    C. Khuếch đại tín hiệu là làm tăng biên độ và tần số  âm để làm cho năng lượng sóng tăng lên.

    D. Micro là dụng cụ  chuyển dao động cơ âm tần thành dao động điện âm tần

    Theo dõi (0)
    Gửi câu trả lời Hủy
  • chọn phát biểu không đúng trong các phát biểu sau  

    A.từ trường biến thiên theo thời gian sẽ làm phát sinh xung quanh nó 1 điện trường xoay  

    B.điện trường xoáy có các đường sức bao quanh các đường cảm ứng từ của từ trường biến thiên  

    C.điện trường biên thiên theo thời gian sẽ sinh ra từ trường biến thiên có các đường sức từ bao quanh các đường sức của điện trường  

    D.sóng điện từ là sự lan truyền của điện từ trường trong các môi trường vật chất nhờ tính đàn hồi của môi trường

    Theo dõi (0)
    Gửi câu trả lời Hủy
  • phát biểu nào sau đây về sóng điện từ là không đúng 

    A.điện trường biến thiên không đều tại một điểm thì sinh ra ở các điểm lân cận một từ trường biến thiên

    B.điện từ trường biến thiên lan truyền trong không gian dưới dạng sóng điện từ với tộc độ nhỏ hơn tốc độ ánh sáng trong môi trường đó

    C.tại mỗi điểm vecto cường độ điện trường E, vecto cảm ứng từ B, và vecto vận tốc truyền sóng v làm thành một tam diện thuận , chúng từng đôi một vuông góc với nhau

    D.anten là mạch dao động LC hở, có thể phát sóng điện từ (anten phát) hoặc thu sóng  điện từ (anten thu)

    Theo dõi (0)
    Gửi câu trả lời Hủy
  • Một mạch thu sóng điện từ gồm cuộn dây thuần cảm có hệ số tự cảm không đổi và tụ điện có điện dung biến đổi. Để thu được sóng có bước sóng 90 m, người ta phải điều chỉnh điện dung của tụ là 300 pF. Để thu được sóng 91 m thì phải

    A. tăng điện dung của tụ thêm 3,3 pF.

    B. tăng điện dung của tụ thêm 303,3 pF.

    C. tăng điện dung của tụ thêm 6,7 pF.

    D. tăng điện dung của tụ thêm 306,7 pF

    Theo dõi (0)
    Gửi câu trả lời Hủy
  • Một mạch dao động LC đang bức xạ ra sóng trung, để mạch đó bức xạ ra sóng ngắn thì phải

    A. Mắc nối tiếp thêm vào mạch một điện trở thuần thích hợp.

    B. Mắc song song thêm vào mạch một tụ điện có điện dung thích hợp.

    C. Mắc nối tiếp thêm vào mạch một tụ điện có điện dung thích hợp.

    D. Mắc nối tiếp thêm vào mạch một cuộn dây thuần cảm thích hợp

    Theo dõi (0)
    Gửi câu trả lời Hủy
  • Cho mạch dao động LC gồm cuộn thuần cảm và 1 tụ điện có C=4nF. Để bước són dao độn tdo of mạch gjảm 2 lần thì phải mắc thêm 1 tụ điện Co ntn và có điện dung bnhju?

    Theo dõi (0)
    Gửi câu trả lời Hủy
  • trong cách biến điệu biên độ người ta làm cho

    A.biên độ của sóng âm biến thiên theo không gian với tần số bằng tần số sóng mang

    B.biên độ của sóng mang biến thiên theo thời gian với tần số bằng tần số âm tần

    C.biên độ của sóng mang biến thiên theo không gian với tần số bằng tần số âm tần

    D.biên độ của sóng âm biến thiên theo thời gian với tần số bằng tần số sóng mang

    Theo dõi (0)
    Gửi câu trả lời Hủy
  • Mạch chọn sóng của một máy thu thanh gồm cuộn dây thuần cảm L=0,8m H và một bộ tụ gồm ba tụ có điện dung lần lượt là C1=C2=6pF ; C3=3pF .cho c=3.10^8 m/s. Để máy thu bắt được sóng vô tuyến có bước sóng lamda= 150,8m=48pi m thì bộ tụ trên được ghép như sau

    A.C1nt(C2//C3)                                 B.(C1ntC2)//C3                               C.C1//(C2ntC3)                                            D.C1ntC2ntC3

    Theo dõi (0)
    Gửi câu trả lời Hủy
  • tại thời điểm ban đầu điện tích trên tụ điện của mạch dao động LC lý tưởng có giá trị cực đại qo=10^-8C. thời gian để tụ phóng hết điện là 2us. cường độ dòng điện cực đại trong mạch là

    A.7,85 mA                               B.31,4 mA                                      C.15,7 mA                                     D.3,93mA

    Theo dõi (0)
    Gửi câu trả lời Hủy
  • một mạch dao động lý tưởng gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm L không đổi và tụ điện có điện dung C thay đổi được. điều chỉnh điện dung của tụ điện đến giá trị C1 thì tần số dao động riêng của mạch là f1. để tần số dao động riêng của mạch là căn 5 f1 thì phải điều chỉnh điện dung của tụ đến giá trị 

    A.5C1                               B.C1/5                            D.căn 5 C1                                 D.C1/ căn 5

    Theo dõi (0)
    Gửi câu trả lời Hủy
  • cho một mạch dao đông LC lí tưởng, cuộn dây có độ tự cảm L= 4uH. tại thời điểm t=0, dòng điện trong mạch có giá trị bằng một nữa giá trị cực đại của nó và có độ lớn đang tăng. thời điểm gần nhất ( kể từ lúc t=0) để dòng điện trong mạch có giá trị bằng không là 5/6 us. điện dung của tụ điện là 

    A.25mF                             B.25nF                                  C.25pF                                      D.25uF

     
    Theo dõi (0)
    Gửi câu trả lời Hủy
  • Hai mạch dao động L1C1, L2C2 lí tưởng, trong đó chu kì dao động riêng tương ứng là T1, T2 (T2=3T1). Tại thời điểm t = 0 điện tích của mỗi bản tụ điện đều có độ lớn cực đại Q0. Khi điện tích của mỗi tụ điện đều có độ lớn bằng q thì tỉ số độ lớn cường độ dòng điện i1/i2 chạy trong mạch là        

    A. 1,5.                               

    B. 2.                                  

    C. 2,5.                               

    D. 3.

    Theo dõi (0)
    Gửi câu trả lời Hủy
  • Một mạch dao động lí tưởng gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung thay đổi được. Khi điện dung của tụ là  C1 thì tần số dao động riêng của mạch là f, khi điện dung của tụ là C2  thì tần số dao động riêng của mạch là 2f. Khi điện dung của tụ có giá trị bằng \(\sqrt{C_1C_2}\) thì tần số dao động riêng của mạch là

    A. \(\sqrt{3}f\)

    B. \(2\sqrt{2}f\)

    C. \(3\sqrt{3}f\)

    D. \(\sqrt{2}f\)

    Theo dõi (0)
    Gửi câu trả lời Hủy
  • Hai mạch dao động điện từ lí tưởng đang có dao động điện từ tự do. Điện tích của tụ điện trong mạch dao động thứ nhất và thứ hai lần lượt là q1 và q2 với: \(4q_1^2+q_2^2=1,3.10^{-17}\), q tính bằng C. Ở thời điểm t, điện tích của tụ điện và cường độ dòng điện trong mạch dao động thứ nhất lần lượt là 10-9 C và 6 mA, cường độ dòng điện trong mạch dao động thứ hai có độ lớn bằng

    A. 4 mA.                      

    B. 10 mA.                       

    C. 8 mA.                        

    D. 6 mA.

    Theo dõi (0)
    Gửi câu trả lời Hủy
  • Mạch dao động có L=20.10-6H, R=2 ôm, C=2000pF. Cần phải cung cấp cho mạch 1 công suất là bnhiu để duy trì dao động trong mạch, biết hiệu điện thế cực đại giữa 2 bản tụ là 5V. 

    Theo dõi (0)
    Gửi câu trả lời Hủy
  • Mạch dao động LC có điện trở thuần bằng không gồm cuộn dây thuần cảm (cảm thuần) có độ tự cảm 4 mH và tụ điện có điện dung 9 nF. Trong mạch có dao động điện từ tự do (riêng), hiệu điện thế cực đại giữa hai bản cực của tụ điện bằng 5 V. Khi hiệu điện thế giữa hai bản tụ điện là 3 V thì cường độ dòng điện trong cuộn cảm bằng

    A. 3 mA.         

    B. 9 mA.         

    C. 6 mA.         

    D. 12 mA

    Theo dõi (0)
    Gửi câu trả lời Hủy
  • Một mạch dao động điện từ lí tưởng đang có dao động điện từ tự do. Tại thời điểm t = 0, điện tích trên một bản tụ điện cực đại. Sau khoảng thời gian ngắn nhất Δt thì điện tích trên bản tụ này bằng một nửa giá trị cực đại. Chu kì dao động riêng của mạch dao động này là

    A. 4Δt.                              

    B. 6Δt.                               

    C. 3Δt.                              

    D.12Δt.

    Theo dõi (0)
    Gửi câu trả lời Hủy
  • Một máy phát sóng đặt tại Trường sa. Xét sóng điện từ truyền theo phương thẳng đứng theo chiều đi lên. Tại một điểm nhất định trên phương truyền sóng, khi vectơ cảm ứng từ đạt cực đại và hướng về phía Nam thì vectơ cường độ điện trường

    A. bằng không.                                                           

    B. đạt cực đại và hướng về phía Đông.      

    C. đạt cực đại và hướng về phía Bắc.                         

    D. đạt cực đại và hướng về phía Tây.                          

    Theo dõi (0)
    Gửi câu trả lời Hủy
NONE
OFF