Giải bài 6 tr 21 sách GK Lý lớp 12
Một con lắc dài 44 cm được treo vào trần của một toa xe lửa. Con lắc bị kích động mỗi khi bánh của toa xe gặp chỗ nối nhau của đường ray. Hỏi tàu chạy thẳng đều với vận tốc bằng bao nhiêu thì biên độ dao động của con lắc sẽ lớn nhất? Cho biết chiều dài của mỗi đường ray là 1,25 m. Lấy g = 9,8 m/s2.
A. 10,7 km/h.
B. 34 km/h.
C. 106 km/h.
D. 45 km/h.
Gợi ý trả lời bài 6
Nhận định và phương pháp:
Bài 6 là dạng bài tập về con lắc xảy ra hiện tượng cộng hưởng.
Cách giải :
-
Bước 1: Tính chu kì dao động riêng của con lắc đơn: T = \(\small 2\pi\)
-
Bước 2: Suy luận: Con lắc sẽ dao động mạnh nhất xảy ra hiện tượng cộng hưởng: \(\Delta t = T\)
-
Bước 3: Tìm vận tốc của con lắc : \(v=\frac{L}{T}\)
-
Bước 4: Chọn phương án đúng với kết quả.
Lời giải:
Áp dụng phương pháp trên để giải bài 6 như sau:
-
Chu kì dao động riêng của con lắc đơn: T = \(\small 2\pi\) \(=2\pi \sqrt{\frac{0,44}{9,8}}\)= \(2\pi \sqrt{\frac{0,44}{9,8}}\) = 1,33 s.
-
Con lắc sẽ dao động mạnh nhất xảy ra hiện tượng cộng hưởng, tức là tần số (chu kì) của lực kích động bằng với tần số (chu kì) dao động riêng của con lắc.
-
Như vậy, khoảng thời gian con lắc đi hết một thanh ray bằng với chu kì dao động riêng của con lắc:
\(\Delta t = T\Leftrightarrow \frac{L}{v}=T\)
\(\Rightarrow v=\frac{L}{T}= \frac{12,5}{1,33}=9,4m/s\approx 34 km/h\)
⇒ Chọn đáp án B
-- Mod Vật Lý 12 HỌC247
Bài tập SGK khác
Bài tập 4 trang 21 SGK Vật lý 12
Bài tập 5 trang 21 SGK Vật lý 12
Bài tập 4.1 trang 12 SBT Vật lý 12
Bài tập 4.2 trang 12 SBT Vật lý 12
Bài tập 4.3 trang 12 SBT Vật lý 12
Bài tập 4.4 trang 12 SBT Vật lý 12
Bài tập 4.5 trang 12 SBT Vật lý 12
Bài tập 4.6 trang 12 SBT Vật lý 12
Bài tập 4.7 trang 13 SBT Vật lý 12
Bài tập 4.8 trang 13 SBT Vật lý 12
-
Một con lắc đơn dao động tắt dần. Cứ sau mỗi chu kì, biên độ giảm 1%. Phần năng lượng của con lắc mất đi sau một dao động toàn phần là:
bởi Thiên Mai 20/12/2021
A 1,5%
B 2%
C3%.
D1%.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Dao động cưỡng bức có tần số:
bởi minh thuận 21/12/2021
A. nhỏ hơn tần số của lực cưỡng bức.
B. bằng tần số của lực cưỡng bức.
C. lớn hơn tần số của lực cưỡng bức.
D. bằng tần số dao động riêng của hệ.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Con lắc lò xo gồm vật nặng m = 100g và lò xo nhẹ có độ cứng k = 100 N/m. Tác dụng một ngoại lực cưỡng bức biến thiên điều hòa biên độ F0 và tần số f1 = 6 Hz thì biên độ dao động A1. Nếu giữ nguyên biên độ F0 mà tăng tần số ngoại lực đến f2 = 7 Hz thì biên độ dao động ổn định là A2. So sánh A1 và A2 ?
bởi Mai Rừng 21/12/2021
A. A2 > A1
B. A1 ≥ A2.
C. A1 = A2
D. A1 > A2 .
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Khi nói về một hệ dao động cưỡng bức ở giai đoạn ổn định, phát biểu nào dưới đây là sai?
bởi thùy trang 21/12/2021
A Biên độ của hệ dao động cưỡng bức phụ thuộc biên độ của ngoại lực cưỡng bức.
B Tần số của hệ dao động cưỡng bức luôn bằng tần số dao động riêng của hệ.
C Tần số của hệ dao động cưỡng bức bằng tần số của ngoại lực cưỡng bức.
D Biên độ của hệ dao động cưỡng bức phụ thuộc vào tần số của ngoại lực cưỡng bức.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
ADMICRO
Một vật dao động tắt dần có các đại lượng nào sau đây giảm liên tục theo thời gian?
bởi Tuấn Tú 21/12/2021
A Biên độ và gia tốc.
B Biên độ và tốc độ.
C Biên độ và cơ năng.
D Li độ và tốc độ.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
A. Dao động tắt dần có biên độ giảm dần theo thời gian.
B. Động năng giảm dần còn thế năng thì biến thiên điều hòa.
C. Trong dao động cơ tắt dần, cơ năng giảm theo thời gian.
D. Lực ma sát càng lớn thì dao động tắt dần càng nhanh.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Khi nói về dao động cơ, phát biểu nào sau đây sai?
bởi hành thư 20/12/2021
A. Dao động của con lắc đồng hồ là dao động duy trì.
B. Dao động cưỡng bức có biên độ không phụ thuộc vào biên độ của lực cưỡng bức.
C. Dao động cưỡng bức có biên độ không đổi và có tần số bằng tần số của lực cưỡng bức.
D. Dao động tắt dần có biên độ giảm dần theo thời gian.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Dao động tắt dần?
bởi My Van 21/12/2021
A luôn có hại.
B có biên độ không đổi theo thời gian.
C luôn có lợi.
D có biên độ giảm dần theo thời gian.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Biên độ của dao động cưỡng bức không phụ thuộc vào đâu?
bởi Dell dell 21/12/2021
A. pha ban đầu của ngoại lực tuần hoàn tác dụng vào vật
B. biên độ ngoại lực tuần hoàn tác dụng vào vật
C. tần số ngoại lực tuần hoàn tác dụng vào vật
D. lực cản của môi trường tác dụng vào vật
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Một vật dao động tắt dần:
bởi Nguyễn Thủy Tiên 21/12/2021
A. biên độ và lực kéo về giảm dần theo thời gian.
B. li độ và cơ năng giảm dần theo thời gian.
C. biên độ và cơ năng giảm dần theo thời gian.
D. biên độ và động năng giảm dần theo thời gian.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Một con lắc lò xo đang dao động điều hòa với tần số góc riêng là 3π rad/s. Sau đó nó chịu tác dụng của ngoại lực cưỡng bức với phương trình: F=0,25.cos4πt(N) (tính bằng s). Sau khi ổn định, con lắc dao động với tần số góc là
bởi hi hi 21/12/2021
A 4π rad/s.
B 3π rad/s.
C 3,5π rad/s.
D 7π rad/s.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Khi đến các trạm dừng để đón hoặc trả khách, xe buýt chỉ tạm dừng mà không tắt máy. Hành khách ngồi trên xe nhận thấy thân xe bị “rung” mạnh hơn. Dao động của thân xe lúc đó là dao động
bởi cuc trang 21/12/2021
A cộng hưởng
B tắt dần
C cưỡng bức
D điều hòa
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Một hệ dao động chịu tác dụng của ngoại lực tuần hoàn F = F0cos ( 10πt ) thì xảy ra hiện tượng cộng hưởng. Tần số dao động riêng của hệ là:
bởi Nguyễn Thị Thu Huệ 21/12/2021
A 10π Hz.
B 10 Hz.
C 5 Hz.
D 5 π Hz.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Một cơ hệ có tần số góc dao động riêng ω0 đang dao động dưới tác dụng của một ngoại lực biến thiên tuần hoàn theo thời gian với tần số góc ω. Hiện tượng cộng hưởng xảy ra khi
bởi Hoa Lan 21/12/2021
A. ω=ω0
B. ω=2ω0
C. ω>ω0
D. ω<ω0
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Một con lắc lò xo gồm vật nặng 100 gam và lò xo có độ cứng 40 N/m. Người ta cho con lắc dao động lần lượt dưới tác dụng của ngoại lực: f1=2.cos(5t)(N); f2=2.cos(20t)(N); f3=2.cos(30t)(N); f4=2.cos(25t)(N) Hiện tượng cộng hưởng xảy ra khi con lắc chịu tác dụng của ngoại lực
bởi thanh duy 21/12/2021
A. f4
B. f3
C. f1
D. f2
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Một vật dao động với tần số 5 Hz. Tác dụng vào vật một ngoại lực tuần hoàn có tần số thay đổi được. Hãy so sánh biên độ dao động của vật khi tần số của ngoại lực có giá trị lần lượt là f1 = 2Hz;f2 = 4Hz;f3 = 7,5Hz;f4 = 5Hz
bởi Huy Tâm 20/12/2021
A. <A3 <A2 <A4
B. <A1 <A4 <A2
C. <A1 <A4 <A3
D. <A2 <A3 <A4
Theo dõi (0) 1 Trả lời