Hướng dẫn giải bài tập SGK Cơ bản và Nâng cao chương trình Vật lý 11 Bài 32 Kính lúp giúp các em học sinh năm vững phương pháp giải bài tập và ôn luyện tốt kiến thức lý thuyết.
-
Bài tập 1 trang 208 SGK Vật lý 11
Các dụng cụ quang bổ trợ cho mắt có tác dụng tạo ảnh ra sao? Định nghĩa số bội giác.
-
Bài tập 2 trang 208 SGK Vật lý 11
Kính lúp có cấu tạo như thế nào?
-
Bài tập 3 trang 208 SGK Vật lý 11
Vẽ đường truyền của chùm tia sáng ứng với mắt ngắm chừng kính lúp ở vô cực. Viết công thức số bội giác của kính lúp trong trường hợp này.
-
Bài tập 4 trang 208 SGK Vật lý 11
Yếu tố nào kể sau không ảnh hưởng đến giá trị của số bội giác?
A. Kích thước của vật.
B. Đặc điểm của vật.
C. Đặc điểm của kính lúp.
D. Không có (các yếu tố A, B, C đều ảnh hưởng).
- VIDEOYOMEDIA
-
Bài tập 5 trang 208 SGK Vật lý 11
Tiếp tục bài 4.
Cách thực hiện nào sau đây vẫn cho phép tiếp tục ngắm chừng ở vô cực?
A. Dời vật.
B. Dời thấu kính.
C. Dời mắt.
D. Không cách nào.
-
Bài tập 6 trang 208 SGK Vật lý 11
Một học sinh cận thị có các điểm \(C_c, C_v\) cách mắt lần lượt 10 cm và 90 cm. Học sinh này dùng kính lúp có độ tụ \(+10 dp\) để quan sát một vật nhỏ. Mắt đặt sát kính.
a) Vật phải đặt trong khoảng nào trước kính ?
b) Một học sinh khác, có mắt không bị tật, ngắm chùm kính lúp nói trên ở vô cực. Cho \(OC_c = 25 cm\). Tính số bội giác.
-
Bài tập 1 trang 259 SGK Vật lý 11 nâng cao
Chọn câu đúng
A. Kính lúp là dụng cụ quang tạo ra ảnh thật, cùng chiều của vật để mắt nhìn thấy ảnh đó dưới một góc trông \(\alpha \ge {\alpha _{\min }}\) (αmin là năng suất phân li của mắt).
B. Kính lúp là dụng cụ quang tạo ra ảnh thật, ngược chiều của vật để mắt nhìn thấy ảnh đó dưới một góc trông \(\alpha \ge {\alpha _{\min }}\) (αmin là năng suất phân li của mắt).
C. Kính lúp là dụng cụ quang tạo ra ảnh ảo, ngược chiều của vật để mắt nhìn thấy ảnh đó dưới một góc trông \(\alpha \ge {\alpha _{\min }}\) (αmin là năng suất phân li của mắt).
D. Kính lúp là dụng cụ quang tạo ra ảnh ảo, cùng chiều của vật để mắt nhìn thấy ảnh đó dưới một góc trông \(\alpha \ge {\alpha _{\min }}\) (αmin là năng suất phân li của mắt).
-
Bài tập 2 trang 259 SGK Vật lý 11 nâng cao
Trên vành của một kính lúp có ghi x10. Đáp số nào sau đây là đúng khi nói về tiêu cự f của kính lúp này.
A. f = 5 cm
B. f = 10 cm
C. f = 25 cm
D. f = 2,5 cm
-
Bài tập 3 trang 259 SGK Vật lý 11 nâng cao
Dùng một thấu kính có độ +10 điôp để làm kính lúp.
a) Tính số bội giác của kính khi ngắm chừng ở vô cực.
b) Tính số bội giác của kính và số phóng đại khi ngắm chừng ở điểm cực cận.
Cho khoảng cách nhìn rõ ngắn nhất của mắt là 15 cm. Mắt coi như đặt sát kính.
-
Bài tập 4 trang 259 SGK Vật lý 11 nâng cao
Một người cận thị có khoảng cách từ mắt đến điểm cực cận là 10cm và đến điểm cực viễn là 50cm, quan sát một vật nhỏ qua kính lúp có độ tụ là 10 điôp. Mắt đặt sát sau kính.
a) Phải đặt vật trong khoảng nào trước kính?
b) Tính số bội giác của kính lúp với mắt của người ấy và số phóng đại của ảnh trong các trường hợp sau:
- Ngắm chừng ở điểm cực viễn.
- Ngắm chừng ở điểm cực cận
-
Bài tập 32.1 trang 89 SBT Vật lý 11
Công thức tính số bội giác của kính lúp G = Đ/f ( với D là khoảng cách từ mắt đến điểm cực cận; f là tiêu cự của kính) dùng được trong trường hợp nào
A. Mắt cận ngắm chừng ở điệm cực cận
B. Mắt tốt (không có tật) ngắm chừng ở điểm cực cận
C. Mắt cận ngắm chừng ở điệm cực viễn
D. Mắt tốt ngắm chừng ở điểm cực viễn
-
Bài tập 32.2 trang 89 SBT Vật lý 11
Xét các yếu tố sau khi quan sát một vật qua kính lúp :
(1) Tiêu cự của kính lúp.
(2) Khoảng cực cận OCc của mắt.
(3) Độ lớn của vật.
(4) Khoảng cách từ mắt đến kính.
Hãy chọn đáp án đúng ở các câu hỏi 32.2 và 32.3
Bài 32.2 trang 89 Sách bài tập Vật Lí 11: Số bội giác của kính lúp ngắm chừng ở vô cực phụ thuộc các yếu tố nào ?
A. (1) + (2). B.(1) + (3)
C. (2) + (4). D.(1) + (2) + (3) + (4).
-
Bài tập 32.3 trang 89 SBT Vật lý 11
Số bội giác của kính lúp ngắm chừng ở điểm cực cận không phụ thuộc (các) yếu tố nào?
A.(1) B.(3).
C. (2) + (3). D. (2) + (3) + (4).
-
Bài tập 32.4 trang 90 SBT Vật lý 11
Trong trường hợp ngắm chừng nào thì số bội giác của kính lúp tỉ lệ nghịch với tiêu cự ?
A. Ở vô cực. B. Ở điểm cực viễn nói chung,
C. Ở điểm cực cận. D. Ở vị trí bất kì.
-
Bài tập 32.5 trang 90 SBT Vật lý 11
Một kính lúp có ghi 5x trên vành của kính. Người quan sát có khoảng cực cận OCc = 20 cm ngắm chừng ở vô cực để quan sát một vật.
Số bội giác của kính có trị số nào ?
A. 5. B. 4.
C. 2. D. Khác A, B, C.
-
Bài tập 32.6 trang 90 SBT Vật lý 11
Một người đứng tuổi khi nhìn những vật ở xa thì không phải đeo kính nhưng khi đeo kính có độ tụ 1 dp thì đọc được trang sách đặt cách mắt gần nhất là 25 cm (mắt sát kính).
a) Xác định vị trí của các điểm cực viễn và cực cận của mắt người này.
b) Xác định độ biến thiên của độ tụ mắt người này từ trạng thái không điều tiết đến điều tiết tối đa.
c) Người này bỏ kính ra và dùng một kính lúp có độ tụ 32 dp để quan sát một vật nhỏ. Mắt cách kính 30 cm. Phải đặt vật trong khoảng nào trước kính? Tính số bội giác khi ngắm chừng ở vô cực.
-
Bài tập 32.7 trang 90 SBT Vật lý 11
Một người có khoảng cực cận OCc = 15 cm và khoảng nhìn rõ (khoảng cách từ điểm cực cận đến điểm cực viễn) là 35 cm.
Người này quan sát một vật nhỏ qúa kính lúp có tiêu cự 5 cm. Mắt đặt cách kính 10 cm.
Năng suất phân li của mắt người này là 1’. Tính khoảng cách ngắn nhất giữa hai điểm trên vật mà mắt người này còn phân biệt được khi ngắm chừng ở điểm cực cận.
-
Bài tập 32.8 trang 90 SBT Vật lý 11
Một người cận thị có điểm cực viễn cách mắt 50 cm.
a) Xác định độ tụ của kính mà người này phải đeo để có thể nhìn rõ một vật ở xa vô cùng không điều tiết.
b) Khi đeo kính, người này có thể đọc được trang sách cách mắt gần nhất là 20 cm (mắt sát kính). Hỏi điểm cực cận của mắt cách mắt bao xa ?
c) Để đọc được những dòng chữ nhỏ mà không phải điều tiết, người này bỏ kính ra và dùng một kính lúp có tiêu cự 5 cm đặt sát mắt. Khi đó phải đặt trang sách cách kính lúp bao nhiêu?