Giải bài 6 tr 208 sách GK Lý lớp 11
Một học sinh cận thị có các điểm \(C_c, C_v\) cách mắt lần lượt 10 cm và 90 cm. Học sinh này dùng kính lúp có độ tụ \(+10 dp\) để quan sát một vật nhỏ. Mắt đặt sát kính.
a) Vật phải đặt trong khoảng nào trước kính ?
b) Một học sinh khác, có mắt không bị tật, ngắm chùm kính lúp nói trên ở vô cực. Cho \(OC_c = 25 cm\). Tính số bội giác.
Hướng dẫn giải chi tiết bài 6
Nhận định và phương pháp:
Bài 6 là dạng bài sử dụng kính lúp để quan sát các vật, đề bài yêu cầu ta xác định phạm vi đặt vật và tính số bội giác của kính, các dữ kiện bài toán đưa ra là gía trị của các điểm \(C_c, C_v\) và độ tụ .
Cách giải :
-
Ta tiến hành giải theo các bước như sau:
-
Bước 1: Tính tiêu cự của kính nhờ công thức: \(f=\frac{1}{D}\)
-
Bước 2: Tính khoảng cách xa nhất \(d_M\) khi ảnh ảo của nó ở cực viễn \(C_v\)
-
Bước 3: Tính khoảng cách gần nhất \(d_m\) khi ảnh ảo của nó ở cận cực \(C_c\)
-
Bước 4: Xác định miền giá trị đặt trước kính.
-
Bước 5: Tính số bội giác trong trường hợp ngắm chừng ở vô cực nhờ công thức: \(G_\propto =\frac{OC_c}{f}\)
-
Lời giải:
Áp dụng phương pháp trên để giải bài 6 như sau:
-
Ta có:
Câu a:
-
Tiêu cự của kính là:
\(f=\frac{1}{D}=0,1m=10cm\)
-
Với thấu kính (L) học sinh cận thị thấy rõ vật ở khoảng cách xa nhất \(d_M\) khi ảnh ảo của nó ở cực viễn \(C_v\) và kính đeo sát mắt (\(l=0\) ): \(d_M'\) = \(l-OC_v\) =-90cm
\(d_M=d_M'.\frac{f}{d_M'-f}=(-90).\frac{10}{-90-10}=9cm\)
-
Tương tự, học sinh cận thị thấy rõ vật ở khoảng cách gần nhất \(d_m\) khi ảnh ảo của nó ở cận cực \(C_c\) : \(d_m'=l-OC_c=-10cm\)
\(d_m=d_m'.\frac{f}{d_m'-f}=(-10).\frac{10}{-10-10}=5cm\)
Vậy phải đặt trong khoảng trước kính : \(5 cm \leq d \leq 9 cm\).
Câu b:
-
Trường hợp học sinh mắt không bị tật, ngắm chừng kính lúp nói ở trên vô cực thì số bội giác là :
\(G_\propto =\frac{OC_c}{f}=\frac{25}{10}=2,5\)
-- Mod Vật Lý 11 HỌC247
Video hướng dẫn giải bài 6 SGK
Bài tập SGK khác
Bài tập 4 trang 208 SGK Vật lý 11
Bài tập 5 trang 208 SGK Vật lý 11
Bài tập 1 trang 259 SGK Vật lý 11 nâng cao
Bài tập 2 trang 259 SGK Vật lý 11 nâng cao
Bài tập 3 trang 259 SGK Vật lý 11 nâng cao
Bài tập 4 trang 259 SGK Vật lý 11 nâng cao
Bài tập 32.1 trang 89 SBT Vật lý 11
Bài tập 32.2 trang 89 SBT Vật lý 11
Bài tập 32.3 trang 89 SBT Vật lý 11
Bài tập 32.4 trang 90 SBT Vật lý 11
Bài tập 32.5 trang 90 SBT Vật lý 11
Bài tập 32.6 trang 90 SBT Vật lý 11
-
Phát biểu nào sau đây về vật kính và thị kính của kính hiển vi là đúng? A. Vật kính là thấu kính phân kì có tiêu cự rất ngắn, thị kính là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn.
bởi thu trang 17/02/2022
B. Vật kính là thấu kính hội tụ có tiêu cự rất ngắn, thị kính là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn.
C. Vật kính là thấu kính hội tụ có tiêu cự dài, thị kính là thấu kính phân kì có tiêu cự rất ngắn.
D. Vật kính là thấu kính phân kì có tiêu cự dài, thị kính là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Một người đặt mắt cách kính lúp có độ tụ D = 20 (đp) một khoảng l quan sát một vật nhỏ. Để độ bội giác của kính không phụ thuộc vào cách ngắm chừng, thì khoảng cách l phải bằng?
bởi May May 18/02/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Một người có khoảng nhìn rõ từ 10 (cm) đến 50 (cm), quan sát một vật nhỏ qua kính lúp có độ tụ D = +8 (đp), mắt đặt tại tiêu điểm của kính. Độ bội giác của kính là?
bởi Thúy Vân 18/02/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Một người có khoảng nhìn rõ từ 10 (cm) đến 50 (cm), quan sát một vật nhỏ qua kính lúp có độ tụ D = + 8 (đp) trong trạng thái ngắm chừng ở cực cận. Độ bội giác của kính là?
bởi Nguyễn Trung Thành 18/02/2022
Theo dõi (0) 1 Trả lời