Hướng dẫn Giải bài tập Vật Lý 10 KNTT Bài 13 Tổng hợp và phân tích lực. Cân bằng lực giúp các em học sinh nắm vững phương pháp giải bài tập và ôn luyện tốt kiến thức.
-
Giải câu hỏi 1 trang 56 SGK Vật Lý 10 Kết nối tri thức - KNTT
Tại sao lực đẩy của người bố trong hình 13.1b có tác dụng như lực đẩy của hai anh em?
Hình 13.1. Ví dụ về tổng hợp lực
-
Giải câu hỏi 1 trang 57 SGK Vật Lý 10 Kết nối tri thức - KNTT
Dựa vào Hình 13.2, hãy nêu cách xác định độ lớn và chiều của hợp lực trong hai trường hợp:
a) Vật chịu tác dụng của hai lực cùng phương, cùng chiều (Hình 13.2a)
b) Vật chịu tác dụng của hai lực cùng phương, ngược chiều (Hình 13.2b)
-
Giải câu hỏi 2 trang 57 SGK Vật Lý 10 Kết nối tri thức - KNTT
Nêu quy tắc tổng hợp hai lực cùng phương.
-
Giải câu hỏi 3 trang 57 SGK Vật Lý 10 Kết nối tri thức - KNTT
Cho hai lực đồng quy có độ lớn \({F_1} = 6N\) và \({F_2} = 8N\).
Nếu hợp lực có độ lớn F = 10N thì góc giữa hai lực \(\overrightarrow {{F_1}} \) và \(\overrightarrow {{F_2}} \) bằng bao nhiêu? Vẽ hình minh họa.
- VIDEOYOMEDIA
-
Giải câu hỏi 4 trang 57 SGK Vật Lý 10 Kết nối tri thức - KNTT
Giả sử lực kéo của mỗi tàu kéo ở đầu bài đều có độ lớn bằng 8000 N và góc giữa hai dây cáp bằng \({30^0}\).
a) Biểu diễn các lực kéo của mỗi tàu và hợp lực tác dụng vào tàu chở hàng.
b) Tính độ lớn của hợp lực của hai lực kéo.
c) Xác định phương và chiều của hợp lực.
d) Nếu góc giữa hai dây cáp bằng \({90^0}\) thì hợp lực của hai lực kéo có phương, chiều và độ lớn như thế nào?
-
Giải câu hỏi 1 trang 58 SGK Vật Lý 10 Kết nối tri thức - KNTT
Quan sát quyển sách đang nằm yên trên mặt bàn (Hình 13.5)
Hình 13.5
a) Có những lực nào tác dụng lên quyển sách?
b) Các lực này có cân bằng không? Vì sao?
-
Giải câu hỏi 2 trang 58 SGK Vật Lý 10 Kết nối tri thức - KNTT
Một ô tô chịu một lực \({F_1} = 400N\) hướng về phía trước và một lực \({F_1} = 300N\) hướng về phía sau (Hình 13.6). Hỏi hợp lực tác dụng lên ô tô có độ lớn bằng bao nhiêu và hướng về phía nào?
-
Giải câu hỏi 3 trang 58 SGK Vật Lý 10 Kết nối tri thức - KNTT
Quan sát cặp tình huống ở Hình 13.7.
a) Tình huống nào có hợp lực khác 0?
b) Mô tả sự thay đổi vận tốc (độ lớn, hướng) của mỗi vật trong hình, nếu có.
-
Giải câu hỏi 1 trang 59 SGK Vật Lý 10 Kết nối tri thức - KNTT
Một vật được giữ yên trên một mặt phẳng nhẵn bởi một lò xo (Hình 13.9).
1. Có những lực nào tác dụng lên vật?
2. Phân tích trọng lực tác dụng lên vật thành hai lực thành phần và nêu rõ tác dụng của hai lực này.
-
Giải Bài tập 13.1 trang 25 SBT Vật lý 10 Kết nối tri thức - KNTT
Một chất điểm chịu tác dụng đồng thời của hai lực \(\overrightarrow {{F_1}} \) và \(\overrightarrow {{F_2}} \) thì hợp lực \(\overrightarrow F \) của chúng luôn có độ lớn thoả mãn hệ thức
A. F = F1 – F2
B. F = F1 + F2.
C. | F1 – F2 | ≤ F ≤ F1 + F2
D. F2 = F12 + F22.
-
Giải Bài tập 13.2 trang 25 SBT Vật lý 10 Kết nối tri thức - KNTT
Hợp lực của hai lực \(\overrightarrow {{F_1}} \) và \(\overrightarrow {{F_2}} \) hợp với nhau một góc α có độ lớn thoả mãn hệ thức
A. F = F1 + F2
B. F = F1 – F2
C. F2 = F12 + F22 – 2F1F2cosα
D. F2 = F12 + F22 + 2F1F2cosα
-
Giải Bài tập 13.3 trang 25 SBT Vật lý 10 Kết nối tri thức - KNTT
Nếu một chất điểm chuyển động dưới tác dụng của hai lực \(\overrightarrow {{F_1}} \) và \(\overrightarrow {{F_2}} \) khác phương, \(\overrightarrow F \) là hợp lực của hai lực đó thì vectơ gia tốc của chất điểm
A. cùng phương, cùng chiều với lực \(\overrightarrow {{F_1}} \).
B, cùng phương, cùng chiều với lực \(\overrightarrow {{F_2}} \).
C. cùng phương, cùng chiều với lực \(\overrightarrow F \).
D. cùng phương, ngược chiều với lực \(\overrightarrow F \).
-
Giải Bài tập 13.4 trang 25 SBT Vật lý 10 Kết nối tri thức - KNTT
Một chất điểm chịu tác dụng của một lực \(\overrightarrow F \) có độ lớn là 20 N. Nếu hai lực thành phần của lực đó vuông góc với nhau có độ lớn lần lượt là F1 = 12 N và F2 thì F2 bằng
A. 8N.
B. 16 N.
C. 32 N.
D. 20 N.
-
Giải Bài tập 13.5 trang 25 SBT Vật lý 10 Kết nối tri thức - KNTT
Hai lực có giá đồng quy có độ lớn là 6 N và 8 N và có phương vuông góc với nhau. Hợp lực của hai lực này có độ lớn là
A. 4N.
B. 10 N.
C. 2 N.
D.48 N.
-
Giải Bài tập 13.6 trang 26 SBT Vật lý 10 Kết nối tri thức - KNTT
Hai lực khác phương \(\overrightarrow {{F_1}} \) và \(\overrightarrow {{F_2}} \) có độ lớn F1 = F2 = 20 N, góc tạo bởi hai lực này là 60°. Hợp lực của hai lực này có độ lớn là
A. 14,1 N.
B. \(20\sqrt 3 \) N.
C. 17,3 N.
D. 20 N.
-
Giải Bài tập 13.7 trang 26 SBT Vật lý 10 Kết nối tri thức - KNTT
Hai lực khác phương có độ lớn bằng 9 N và 12 N. Hợp lực của hai lực này không thể có độ lớn nào sau đây?
A. 2 N.
B. 15 N.
C. 11,1 N.
D. 21 N.
-
Giải Bài tập 13.8 trang 26 SBT Vật lý 10 Kết nối tri thức - KNTT
Một chất điểm chịu tác dụng của hai lực có độ lớn 18 N và 24 N. Biết hợp lực của hai lực này có giá trị 30 N, góc tạo bởi hai lực này là
A. 90o.
B. 30°.
C. 45°.
D. 60°.
-
Giải Bài tập 13.9 trang 26 SBT Vật lý 10 Kết nối tri thức - KNTT
Một chất điểm chịu tác dụng của ba lực \(\overrightarrow {{F_1}} \), \(\overrightarrow {{F_2}} \), \(\overrightarrow {{F_3}} \) có cùng độ lớn 12 N. Biết góc tạo bởi các lực \((\overrightarrow {{F_1}} ,\overrightarrow {{F_2}} ) = (\overrightarrow {{F_2}} ,\overrightarrow {{F_3}} ) = {60^o}\) (Hình 13.1). Hợp lực của ba lực này có độ lớn là
A. 6 N.
B. 24 N.
C. 10,4 N.
D. 20,8 N.
-
Giải Bài tập 13.10 trang 26 SBT Vật lý 10 Kết nối tri thức - KNTT
Một con nhện đang treo mình dưới một sợi tơ theo phương thẳng đứng thì bị một cơn gió thổi theo phương ngang làm dây treo lệch đi so với phương thẳng đứng một góc 30°. Biết trọng lượng của con nhện là P = 0,1 N. Xác định độ lớn của lực mà gió tác dụng lên con nhện ở vị trí cân bằng trong Hình 13.2.
-
Giải Bài tập 13.11 trang 26 SBT Vật lý 10 Kết nối tri thức - KNTT
Một vật chịu tác dụng đồng thời của bốn lực như Hình 13.3. Độ lớn của các lực lần lượt là F1 = 10 N, F2 = 20 N, F3 = 22 N, F4 = 36 N. Xác định phương, chiều và độ lớn của hợp lực do các lực này tác dụng lên vật.
-
Giải Bài tập 13.12 trang 27 SBT Vật lý 10 Kết nối tri thức - KNTT
Một cái đèn được treo vào hai sợi dây giống nhau như Hình 13.4. Biết trọng lượng của đèn là 25 N, hai dây làm thành góc 60°. Xác định lực căng của dây.