Hướng dẫn Giải bài tập Vật Lý 10 Cánh diều Chủ đề 2 Bài 2 Một số lực thường gặp lớp 10 Cánh diều giúp các em học sinh nắm vững phương pháp giải bài tập và ôn luyện tốt kiến thức.
-
Mở đầu trang 48 SGK Vật Lý 10 Cánh diều - CD
Ở phần trước, ta biết gia tốc mà vật có được là do có lực tác dụng lên vật. Khi biết vật đang chịu tác dụng bởi những lực nào, chúng ta có thể dự đoán vật sẽ chuyển động ra sao. Như vậy, điều quan trọng là xác định được các lực tác dụng lên một vật. Hãy lấy ví dụ về vật chịu tác dụng đồng thời của nhiều lực.
-
Câu hỏi 1 trang 48 SGK Vật Lý 10 Cánh diều - CD
Quan sát hình 2.1 và cho biết người nào tác dụng lực đẩy, người nào tác dụng lực kéo lên cái tủ?
Hãy biểu diễn lực tác dụng của mỗi người lên tủ.
-
Câu hỏi 2 trang 49 SGK Vật Lý 10 Cánh diều - CD
Xác định hướng và độ lớn của hợp lực tác dụng lên ô tô trong các trường hợp dưới đây và trạng thái chuyển động của ô tô.
-
Câu hỏi 3 trang 50 SGK Vật Lý 10 Cánh diều - CD
Biểu diễn trọng lực tác dụng lên quả táo (G là trọng tâm)
- VIDEOYOMEDIA
-
Vận dụng 1 trang 50 SGK Vật Lý 10 Cánh diều - CD
Để xác định trọng tâm của một vật phẳng, ta có thể thực hiện như sau (hình 2.4): Treo vật ở đầu một sợi dây mềm, mảnh nối với điểm P của vật. Đưa dây dọi tới sát dây treo vật, dùng dây dọi để làm chuẩn, đánh dấu đường thẳng đứng PP’ kéo dài của dây treo trên vật.
Treo vật ở điểm Q và lặp lại quá trình như trên, đánh dấu được đường thẳng đứng QQ’. Giao điểm G của PP’ và QQ’ là trọng tâm của vật phẳng.
Hãy xác định trọng tâm của mỗi vật phẳng trong hình 2.5
-
Câu hỏi 4 trang 51 SGK Vật Lý 10 Cánh diều - CD
Tính độ lớn trọng lực tác dụng lên bạn?
-
Câu hỏi 5 trang 51 SGK Vật Lý 10 Cánh diều - CD
Từ bảng 2.1, xác định gia tốc rơi tự do ở vị trí thực hiện phép đo. Lấy kết quả đến 3 chữ số có nghĩa
-
Vận dụng 2 trang 52 SGK Vật Lý 10 Cánh diều - CD
Xác định số chỉ của lực kế khi đo trọng lượng của các quả cân trong bảng 2.1 khi chúng được đưa lên bề mặt Mặt Trăng. Lấy gia tốc rơi tự do trên Mặt Trăng là 1,6 m/s2
-
Câu hỏi 6 trang 53 SGK Vật Lý 10 Cánh diều - CD
Ma sát có lợi hay có hại tùy thuộc vào tình huống và quan điểm. Theo bạn, lực ma sát có lợi hay gây hại trong các trường hợp sau đây:
- Trục bánh xe chuyển động.
- Viết bảng.
- Ô tô phanh gấp.
Nêu biện pháp làm tăng hoặc làm giảm ma sát trong mỗi trường hợp trên.
-
Luyện tập trang 53 SGK Vật Lý 10 Cánh diều - CD
Một thùng hàng có khối lượng 54,0 kg được đặt trên mặt sàn nằm ngang và phải cần lực đẩy ít nhất bằng 108 N để làm thùng hàng bắt đầu chuyển động.
a) Tính độ lớn lực ép giữa sàn và thùng hàng.
b) Tìm lực ma sát nghỉ cực đại tác dụng lên thùng hàng.
-
Tìm hiểu thêm trang 54 SGK Vật Lý 10 Cánh diều - CD
Tốc độ ổn định của vật rơi phụ thuộc vào trọng lượng, hình dạng và kích thước mặt ngoài của vật. Đối với côn trùng, lực cản của không khí lớn hơn nhiều so với trọng lượng của chúng, do đó tốc độ ổn định của chúng khá thấp. Côn trùng có thể bị cuốn lên trời hàng km do các luồng không khí bốc lên. Sau đó, chúng rơi trở lại Trái Đất mà không bị thương.
Hãy lấy một ví dụ tương tự.
-
Vận dụng 3 trang 54 SGK Vật Lý 10 Cánh diều - CD
Chế tạo hệ thống dù để thả một quả trứng từ độ cao 10 m xuống đất mà trứng không vỡ. Các nội dung cần báo cáo sau thử nghiệm:
- Khoảng thời gian chuyển động của hệ thống dù để quả trứng không vỡ khi chạm đất.
- Hình dạng và kích thước của hệ thống dù.
-
Câu hỏi 7 trang 55 SGK Vật Lý 10 Cánh diều - CD
Hãy giải thích vì sao ở vùng nước ngập ngang người thì bơi sẽ đỡ tốn sức hơn lội?
-
Tìm hiểu thêm trang 55 SGK Vật Lý 10 Cánh diều - CD
Archimedes (287 TCN – 212 TCN) được nhà vua giao nhiệm vụ tìm ra vương miện bằng vàng có bị pha thêm bạc hay không. Giai thoại kể rằng ông đã tìm ra lời giải trong lúc tắm. Khi đó, Archimedes reo lên: “Euréka” (có nghĩa là: tìm ra rồi) và sung sướng chạy ra ngoài. Đây là mẩu chuyện vui về một nhà vật lí nhưng có ý nghĩa sâu sắc. Không phải may mắn ngẫu nhiên mà chính việc luôn luôn suy nghĩ về liên hệ giữa cái cần tìm và cái đã biết đã giúp Archimedes tìm ra lời giải. Say mê nghiên cứu là phẩm chất hàng đầu của nhà khoa học và thành quả cũng chỉ có thể được tạo thành từ sự say mê, miệt mài ấy.
Bạn hãy tìm đọc câu chuyện về Archimedes và lí giải của ông giúp dẫn tới công thức tính độ lớn lực đẩy của chất lỏng lên vật.
-
Câu hỏi 8 trang 55 SGK Vật Lý 10 Cánh diều - CD
So sánh lực đẩy Archimedes tác dụng lên cùng một vật khi nó ở hai vị trí (1) và vị trí (2) trong hình 2.11. Biết rằng ở (1) thì vật đang chuyển động lên trên, ở (2) thì vật đang nằm cân bằng trên mặt thoáng.
Lời giải:
Ta thấy:
- Ở (1) Vật đang chuyển động lên trên chứng tỏ độ lớn của lực đẩy Archimedes FA lớn hơn trọng lượng P của vật.
ADVERTISING
- Ở (2) Vật đang nằm cân bằng trên mặt thoáng chứng tỏ độ lớn của lực đẩy Archimedes FA bằng trọng lượng P của vật.
Suy ra: độ lớn của lực đẩy Archimedes FA ở (1) lớn hơn độ lớn của lực đẩy Archimedes FA ở (2).
-
Vận dụng 4 trang 56 SGK Vật Lý 10 Cánh diều - CD
Đặt một cái bát bằng kim loại lên mặt nước như thế nào để nó nổi trên bề mặt? Từ đó, rút ra nguyên tắc để chế tạo tàu, thuyền.