OPTADS360
AANETWORK
LAVA
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Vật Lý 10 Cánh diều Bài tập Chủ đề 4


Cùng HOC247 ôn tập các kiến thức về động lượng, năng lượng va chạm, định luật bảo bảo toàn động lượng, .... qua nội dung bài giảng của Bài tập Chủ đề 4 chương trình Vật Lý 10 Cánh diều. Mời các em cùng tham khảo nội dung chi tiết bài giảng dưới đây!

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Động lượng và định luật bảo toàn động lượng

Ôn tập nội dung kiến thức Bài 1: Động lượng và định luật bảo toàn động lượng

- Động lượng đặc trưng cho sự truyền tương tác giữa các vật, là tích của khối lượng và vận tốc của vật.

\(\vec p = m.\vec v\)

- Đối với một hệ kín, tổng động lượng của hệ không đổi.

1.2. Động lượng và năng lượng trong va chạm

Ôn tập nội dung kiến thức Bài 2: Động lượng và năng lượng trong va chạm

- Trong các va chạm, động lượng và tổng năng lượng được bảo toàn.

- Va chạm đàn hồi, tổng động năng của các vật không thay đổi

ADMICRO

Bài tập minh họa

Bài tập 1: Một vật khối lượng 500 g chuyển động thẳng dọc trục Ox với vận tốc 18 km/h. Động lượng của vật bằng bao nhiêu?

Hướng dẫn giải:

Ta có: 18 km/h = 5 m/s

Động lượng của vật: \(\vec p = m.\vec v\)

Xét về độ lớn: p = mv = 0,5.5 = 2,5 kg.m/s

Bài tập 2: Một viên đạn pháo đang bay ngang với vận tốc 300 (m/s) thì nổ và vỡ thành hai mảnh có khối lượng lần lượt là 15 kg và 5 kg. Mảnh to bay theo phương thẳng đứng xuống dưới với vận tốc \(400\sqrt 3 \) (m/s). Hỏi mảnh nhỏ bay theo phương nào với vận tốc bao nhiêu? Bỏ qua sức cản không khí.

Hướng dẫn giải:

Khi đạn nổ lực tác dụng của không khí rất nhỏ so với nội lực nên được coi như là một hệ kín.

Theo định luật bảo toàn động lượng: \(\overrightarrow p  = \overrightarrow {{p_1}}  + \overrightarrow {{p_2}} \)

Với \(\left\{ \begin{array}{l}
p = mv = \left( {5 + 15} \right).300 = 6000(kg.m/s)\\
{p_1} = {m_1}{v_1} = 15.400\sqrt 3  = 6000\sqrt 3 (kg.m/s)\\
{p_2} = {m_2}{v_2} = 5.{v_2}(kg.m/s)
\end{array} \right.\)

Vì \(\overrightarrow {{v_1}}  \bot \overrightarrow {{v_2}}  \Rightarrow \overrightarrow {{p_1}}  \bot \overrightarrow {{p_2}} \) theo Pitago \(p_2^2 = p_1^2 + {p^2} \Rightarrow {p_2} = \sqrt {p_1^2 + {p^2}} \)

\( \Rightarrow {p_2} = \sqrt {{{\left( {6000\sqrt 3 } \right)}^2} + {{\left( {6000} \right)}^2}}  = 12000(kg.m.s)\)

\(\begin{array}{l}
{v_2} = \frac{{{p_2}}}{5} = \frac{{12000}}{5} = 2400(m/s)\\
\sin \alpha  = \frac{{{p_1}}}{{{p_2}}} = \frac{{6000\sqrt 3 }}{{12000}} = \frac{1}{2} \Rightarrow \alpha  = {30^0}
\end{array}\)

ADMICRO

Luyện tập Bài tập Chủ đề 4 Vật Lý 10 Cánh diều

Sau bài học này, học sinh sẽ nắm được:

- Động lượng và định luật bảo toàn động lượng

- Động lượng và năng lượng trong va chạm

3.1. Trắc nghiệm Bài tập Chủ đề 4 Vật Lý 10 Cánh diều

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Vật Lý 10 Cánh diều Bài tập Chủ đề 4 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài tập Chủ đề 4 Vật Lý 10 Cánh diều

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Vật Lý 10 Cánh diều Bài tập Chủ đề 4 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Giải bài tập 1 trang 105 SGK Vật Lý 10 Cánh diều - CD

Giải bài tập 2 trang 105 SGK Vật Lý 10 Cánh diều - CD

Giải bài tập 3 trang 105 SGK Vật Lý 10 Cánh diều - CD

Giải bài tập 4 trang 105 SGK Vật Lý 10 Cánh diều - CD

Giải bài tập 5 trang 105 SGK Vật Lý 10 Cánh diều - CD

Giải bài tập 6 trang 105 SGK Vật Lý 10 Cánh diều - CD

Hỏi đáp Bài tập Chủ đề 4 Vật Lý 10 Cánh diều

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Vật lý HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Vật Lý 10 HỌC247

NONE
OFF