OPTADS360
ATNETWORK
ATNETWORK
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Bài tập 37.10 trang 91 SBT Vật lý 10

Bài tập 37.10 trang 91 SBT Vật lý 10

Một ống mao dẫn dài và mỏng có hai đầu đều hở được cắm thẳng đứng xuống nước sao cho toàn bộ chiều dài của ống ngập trong nước. Dùng tay bịt kín đầu dưới của ống và nhấc ống thẳng đứng lên khỏi nước. Sau đó buông nhẹ tay để đầu dưới của ống lại hở. Xác định độ cao của cột nước còn đọng trong ống. Cho biết đường kính của ống là 2,0 mm, khối lượng riêng của nước là 1000 kg/m3 và hệ số căng bể mặt của nước là 72,5.10-3 N/m, lấy g ≈ 9,8 m/s2.

ADMICRO/lession_isads=0

Hướng dẫn giải chi tiết

- Cột nước còn đọng lại được trong ống mao dẫn là do tác dụng cân bằng giữa trọng lượng P của cột nước với tổng các lực dính ướt Fd của thành ống tạo thành mặt khum lõm ở đầu trên và mặt khum lồi ở đầu dưới của cột nước (H.37.3G). Tại vị trí tiếp xúc giữa hai mặt khum của cột nước với thành ống, các lực dính ướt Fd đều hướng thẳng đứng lên phía trên và có cùng độ lớn với lực căng bề mặt Fc của nước.

Fd = Fc = σπd 

với d là đường kính của ống mao dẫn và σ là hệ số căng bề mặt của nước. Nếu gọi D là khối lượng riêng của nước và h là độ cao của cột nước trong ống thì trọng lượng cột nước bằng: 

\(P = mg = Dgh\frac{{\pi {d^2}}}{4}\)

- Khi đó điều kiện cân bằng của cột nước đọng lại trong ống là :

\(P = 2{F_d} = > Dgh\frac{{\pi {d^2}}}{4} = 2\sigma \pi d\)

Từ đó suy ra:

\(\begin{array}{l} h = \frac{{8\sigma }}{{Dgd}}\\ = \frac{{{{8.72.10}^{ - 3}}}}{{{{1000.9,8.2,0.10}^{ - 3}}}} \approx 29,4\left( {mm} \right) \end{array}\)

-- Mod Vật Lý 10 HỌC247

Nếu bạn thấy hướng dẫn giải Bài tập 37.10 trang 91 SBT Vật lý 10 HAY thì click chia sẻ 
 
 

Bài tập SGK khác

Chưa có câu hỏi nào. Em hãy trở thành người đầu tiên đặt câu hỏi.

NONE
OFF