OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Bài tập 18.7 trang 44 SBT Vật lý 10

Bài tập 18.7 trang 44 SBT Vật lý 10

Một thanh dài AO, đồng chất, có khối lượng 1,0 kg. Một đầu O của thanh liên kết với tường bằng một bản lề, còn đầu A được treo vào tường bằng một sợi dây AB. Thanh được giữ nằm ngang và dây làm với thanh một góc α = 30° (H.18.7). Lấy g = 10 m/s2. Tính lực căng của dây.

 

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Hướng dẫn giải chi tiết

Thanh có trục quay cố định O, chịu tác dụng của ba lực  \(\vec P,\vec T,\vec Q\)

Áp dụng quy tắc momen lực, ta được

MT = MP

T.OH = P.OG

T.0,5.OA = P.0,5OA

=> T = P = mg = 1,0.10 = 10 N.

-- Mod Vật Lý 10 HỌC247

Nếu bạn thấy hướng dẫn giải Bài tập 18.7 trang 44 SBT Vật lý 10 HAY thì click chia sẻ 
 
 

Bài tập SGK khác

  • Naru to

    1 thanh gỗ AB dài 40cm, khối lượng 150g. Treo thanh nằm ngang bởi 2 lực kế thẳng đứng tại 2 đầu A, B. Biết rằng lực kế ở đầu B chỉ 0,6 N.

    a. Hỏi trọng tâm của thanh nằm ở vị trí nào?

    b. Lực kế ở đầu A chỉ bao nhiêu?

    c. Di chuyển điểm đặt của 1 trong 2 lực kế 1 đoạn x, khi đó số chỉ lực kế có giá trị gấp 2 lần nhau. Tính x.

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • thu thủy

    Một ô tô có khối lượng 2 tấn,bắt đầu khởi hành nhờ một lực của động cơ Fk =600N rong thời gian t=20s. Biết hệ số ma sát giữa lốp xe và mặt đường là µ=0,2. Cho g=10m/s2. 1)Tính a và v của xe ở cuối khoảng tgian trên. 2)Tính quãng đường xe đi được trong 20s đầu?

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • VIDEO
    YOMEDIA
    Trắc nghiệm hay với App HOC247
    YOMEDIA
    Nguyễn Trọng Nhân

    một vật m=3kg đc giữ yên trên mặt phẳng nghiêng trơn nhờ dây treo biết α=30 T=10\(\sqrt{3}\) .tìm β và lực ném của quả cầu

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • hồng trang

    Một con lắc lò xo m = 0,25 kg, k = 25 N/m đặt trên mặt phẳng nằm ngang không ma sát. Kéo quả nặng đến vị trí lò xo giãn 5 cm và buông nhẹ. Nếu chọn gốc tọa độ O trùng vị trí cân bằng (VTCB) của quả nặng, chiều dương Ox hướng theo chiều nén của lò xo. Gốc thời gian t = 0 khi vật đi qua VTCB lần đầu tiên, thì phương trình dao động của quả nặng là gì?

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • ADMICRO
    Nguyễn Lê Tín

    Một xô nước(coi như chất điểm) có khối lượng tổng cộng là 2 kg được buộc vào sợi dây dài 0,8m. Ta quay dây với vận tốc góc 45 vòng/phút trong mặt phẳng đứng. Tính lực căng của dây khi xô đi qua điểm cao nhất và điểm thấp nhất của quỹ đạo.

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • Nguyễn Bảo Trâm

    Trong một chiếc chậu đựng đầy nước và băng, sau khi băng tan thì nước có tràn ra ngoài không? Vì sao?

     

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • trang lan

    hãy áp dụng quy tắc momen lực vào các trường hợp sau :  a) một người dùng xà beng để đẩy một hòn đá  ;  b)  một người cầm càng xe cút kít nâng lên  ;   một người cầm hòn gạch trên tay

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • cuc trang

    Khi gập khuỷu tay ta có thể nâng được một vật nặng hơn so với trường hợp duỗi thẳng tay theo phương ngang. Tại sao?

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • Aser Aser

    Help me

    Một người nâng một tấm gổ dài 1,5 m, nặng 30 kg và giử cho nó hợp với mặt đất nằm ngang một góc a = 300. Biết trọng tâm của tấm gổ cách đầu mà người đó nâng 120 cm, lực nâng vuông góc với tấm gổ. Tính lực nâng của người đó.

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • Đào Lê Hương Quỳnh

    Mn ơi làm sao ra bài này đc ạ

    Một người nâng một tấm gổ dài 1,5 m, nặng 60 kg và giử cho nó hợp với mặt đất nằm ngang một góc a. Biết trọng tâm của tấm gổ cách đầu mà người đó nâng 120 cm, lực nâng hướng thẳng đứng lên trên. Tính lực nâng của người đó và phản lực của mặt đất lên tấm gổ. Lấy g = 10 m/s2.

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • Nguyễn Xuân Ngạn

    hihi giúp mình với nhé

    Một thanh gổ dài 1,5 m nặng 12 kg, một đầu được gắn vào trần nhà nhờ một bản lề, đầu còn lại được buộc vào một sợi dây và gắn vào trần nhà sao cho phương của sợi dây thẳng đứng và giử cho tấm gổ nằm nghiêng hợp với trần nhà nằm ngang một góc a. Biết trọng tâm của thanh gổ cách đầu gắn bản lề 50 cm. Tính lực căng của sợi dây và lực tác dụng của bản lề lên thanh gổ. Lấy g = 10 m/s2.

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • Hoàng My

    Ai biết chỉ giúp với, hihi

    Một thanh chắn đường AB dài 7,5 m; có khối lượng 25 kg, có trọng tâm cách đầu A 1,2 m. Thanh có thể quay quanh một trục nằm ngang cách đầu A 1,5 m. Để giữ thanh cân bằng nằm ngang thì phải tác dụng lên đầu B một lực bằng bao nhiêu? Khi đó trục quay sẽ tác dụng lên thanh một lực bằng bao nhiêu? Lấy g = 10 m/s2.

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • Lưu Trúc Phương

    Hi mn, cho mình hỏi bài này làm sao nhỉ?

    Một thanh chắn đường AB dài 9 m, nặng 30 kg, trọng tâm G cách đầu B một khoảng BG = 6 m. Trục quay O cách đầu A một khoảng AO = 2 m, đầu A được treo một vật nặng. Người ta phải tác dụng vào đầu B một lực F = 100 N để giử cho thanh cân bằng ở vị trí nằm ngang. Tính khối lượng của vật nặng mà người ta đã treo vào đầu A và lực tác dụng của trục quay lên thanh lúc đó. Lấy g = 10 m/s2.

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
NONE
OFF