OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Vật Lý 10 Chân trời sáng tạo Bài 22: Biến dạng của vật rắn. Đặc tính của lò xo


Có những dạng biến dạng vật rắn nào? Lò xo có các đặc tính như thế nào? Cùng HOC247 tham khảo nội dung của Bài 22: Biến dạng của vật rắn - Đặc tính của lò xo Chương 9 SGK Vật Lý 10 Chân trời sáng tạo để có thể trả lời các câu hỏi trên.

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Biến dạng kéo và biến dạng nén

a. Thí nghiệm về biến dạng kéo

* Mục đích: Khảo sát về biến dạng kéo của vật.

* Dụng cụ: Sợi dây cao su.

* Tiến hành thí nghiệm: Dùng hai ngón tay kéo căng sợi dây - cao su rồi thả (Hình 22.2). Thực hiện thí nghiệm nhiều lần sao cho chiều dài sợi dây cao su mỗi lần kéo là khác nhau.

b. Thí nghiệm về biến dạng nén

* Mục đích: Khảo sát về biến dạng nén của vật.

* Dụng cụ: Quả bóng cao su và miếng xốp.

* Tiến hành thí nghiệm: Dùng các ngón tay bóp quả bóng cao su và một miếng xốp rửa bát rồi thả (Hình 22.3).

- Biến dạng kéo: Kích thước của vật theo phương tác dụng của lực tăng lên so với kích thước tự nhiên của nó.

- Biến dạng nén: Kích thước của vật theo phương tác dụng của lực giảm xuống so với kích thước tự nhiên của nó.

- Ví dụ về các dạng biến dạng:

Biến dạng kéo

Một số ví dụ về biến dạng nén

1.2. Các đặc tính của lò xo

- Lò xo được dùng rộng rãi trong đời sống và công nghệ.

- Tuỳ theo công năng sử dụng mà lò xo có nhiều hình dạng khác nhau. Ví dụ như: lò xo thẳng, lò xo xoắn ốc, lò xo lá.

- Các loại lò xo này có đặc tính giống nhau là đều có tính đàn hồi

a) lò xo thẳng     b) lò xo xoắn ốc        c) lò xo lá

- Lò xo luôn bị biến dạng khi chịu lực tác dụng. Biến dạng của lò xo là kéo hoặc nén tuỳ thuộc vào chiều của lực đặt vào hai đầu lò xo. Đặc trưng cho sự biến dạng của lò xo là độ biến dạng.

- Khi xuất hiện ngoại lực tác dụng, lò xo sẽ bị biến dạng. Khi độ dãn của lò xo không quá lớn, ở hai đầu lò xo xuất hiện lực đàn hồi ngược chiều biến dạng.

Mỗi loại lò xo có độ cứng khác nhau

Độ biến dạng của lò xo là hiệu số giữa chiều dài khi bị biến dạng và chiều dài tự nhiên của lò xo.

- Khi lò xo biến dạng nén: độ biến dạng của lò xo âm, độ lớn của độ biến dạng được gọi là độ nén.

- Khi lò xo biến dạng kéo: độ biến dạng của lò xo dương và được gọi là độ dãn.

- Khi hai lò xo chịu tác dụng bởi hai lực kéo/ nén có độ lớn bằng nhau và đang bị biến dạng đàn hồi, lò xo có độ cứng lớn hơn sẽ bị biến dạng ít hơn.

- Giới hạn trong đó vật rắn còn giữ được tính đàn hồi của nó gọi là giới hạn đàn hồi.

ADMICRO

Bài tập minh họa

Bài tập 1: Một lò xo có chiều dài tự nhiên là 28 cm, khi bị biến dạng nén chiều dài lò xo là 24 cm, tính độ biến dạng của lò xo.

Hướng dẫn giải:

Gọi Δl là độ biến dạng của lò xo,l0 là chiều dài tự nhiên của lò xo, l là chiều dài của lò xo khi bị biến dạng, ta có

\(\Delta l = l - {l_0} = 24cm - 28cm =  - 4cm\)

Bài tập 2: Giới hạn đàn hồi của lò xo là gì?

Hướng dẫn giải:

Giới hạn đàn hồi của lò xo có thể được hiểu theo các cách khác nhau:

Cách 1: Là giá trị của ngoại lực tác dụng vào lò xo mà khi vượt qua giá trị ấy lò xo bị biến dạng không thể tự lấy lại kích thước và hình dạng ban đầu.

Cách 2: Là giới hạn trong đó lò xo còn giữ được tính đàn hồi của nó.

Cách 3: Là giới hạn mà khi vượt qua nó lò xo không còn giữ được tính đàn hồi của lò xo nữa.

Bài tập 3: Một lò xo có chiều dài tự nhiên là 20 cm, khi bị biến dạng kéo chiều dài lò xo là 24 cm, tính độ biến dạng của lò xo.

Hướng dẫn giải:

Gọi Δl là độ biến dạng của lò xo,l0 là chiều dài tự nhiên của lò xo, l là chiều dài của lò xo khi bị biến dạng, ta có: 

\(\Delta l = l - {l_0} = 24cm - 20cm = 4cm\)

ADMICRO

Luyện tập Bài 22 Vật Lý 10 CTST

Sau bài học này, học sinh sẽ nắm được:

- Biến dạng kéo, biến dạng nén

- Đặc tính của lò xo: giới hạn đàn hồi, độ dãn, độ cứng

3.1. Trắc nghiệm Bài 22 môn Vật Lý 10 CTST

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Vật Lý 10 Chân trời sáng tạo Chương 9 Bài 22 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 22 môn Vật Lý 10 CTST

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Vật Lý 10 Chân trời sáng tạo Chương 9 Bài 22 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Mở đầu trang 136 SGK Vật Lý 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Câu hỏi thảo luận 1 trang 136 SGK Vật Lý 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Luyện tập trang 137 SGK Vật Lý 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Câu hỏi thảo luận 2 trang 138 SGK Vật Lý 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Câu hỏi thảo luận 3 trang 138 SGK Vật Lý 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Vận dụng trang 139 SGK Vật Lý 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Luyện tập trang 139 SGK Vật Lý 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài tập 1 trang 139 SGK Vật Lý 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài tập 2 trang 139 SGK Vật Lý 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài tập 3 trang 139 SGK Vật Lý 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài tập trắc nghiệm 22.1 trang 74 SBT Vật lý 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài tập trắc nghiệm 22.2 trang 74 SBT Vật lý 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài tập trắc nghiệm 22.3 trang 75 SBT Vật lý 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài tập tự luận 22.1 trang 75 SBT Vật lý 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài tập tự luận 22.2 trang 75 SBT Vật lý 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài tập tự luận 22.3 trang 76 SBT Vật lý 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài tập tự luận 22.4 trang 76 SBT Vật lý 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài tập tự luận 22.5 trang 76 SBT Vật lý 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài tập tự luận 22.6 trang 77 SBT Vật lý 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Hỏi đáp Bài 22 Vật Lý 10 CTST

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Vật lý HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Vật Lý 10 HỌC247

NONE
OFF