OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
UREKA

Tình thương yêu, sự che chở của lòng mẹ trong bài thơ Con cò và tình yêu mẹ của em bé trong bài Mây và sóng

25/01/2019 680.58 KB 3128 lượt xem 48 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2019/20190125/28438283473_20190125_164606.pdf?r=6232
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Tình thương yêu, sự che chở của lòng mẹ trong bài thơ Con cò và tình yêu mẹ của em bé trong bài Mây và sóng mà Học247 giới thiệu dưới đây sẽ giúp các em cảm nhận được những tình cảm sâu đậm, thiêng liêng của tình mẹ con dành cho nhau. Đồng thời, dàn bài chi tiết và bài văn mẫu này sẽ giúp các em định hướng được cách so sánh những vấn đề trong hai tác phẩm văn học khác nhau. Mời các em cùng tham khảo! Ngoài ra, để nắm vững nội dung tác phẩm, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Con CòMây và Sóng.

 

 
 

A. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

B. Dàn bài chi tiết

1. Mở bài

  • Giới thiệu đôi nét về tác giả Chế Lan Viên, bài thơ Con cò
  • Giới thiệu đôi nét về tác giả R.Tago, bài thơ Mây và sóng
  • Nêu vấn đề nghị luận: Cảm nghĩ về tình thương yêu, sự che chở của lòng mẹ trong bài thơ Con cò của Chế Lan Viên và tình yêu mẹ của em bé trong bài Mây và sóng của R.Tago.

2. Thân bài

a. Nét chung:

  • Hai bài thơ Con cò (Chế Lan Viên) và Mây và Sóng (Tagor) cùng ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng cao đẹp. Cả hai bài đều khắc hoạ tình mẹ con thắm thiết, thiêng liêng.
  • Cách thể hiện cũng có điểm gần gũi, đó là dùng điệu ru, lời ru của người mẹ hoặc lời của em bé nói với mẹ.

b. Nét riêng:

  • Bài Con cò
    • Khắc hoạ tình mẫu tử với tình thương dạt dào và những ước mơ, về con thơ của mẹ hiền. Bài thơ đã khai thác và phát triển tứ thơ từ hình tượng con cò trong ca dao để ngợi ca tình mẹ và ý nghĩa của lời hát ru trong cuộc đời mỗi con người. Hình ảnh người mẹ ở đây rất nhân hậu, nhân tình với tấm lòng yêu thương con bao la. Mẹ là tâm hồn quê hương, là bàn tay chở che ấp ủ, là điểm tựa nâng đỡ con trong từng chặng đường đời và suốt cả cuộc đời. Tình mẹ gửi vào cánh cò và từng câu hát ru ngọt ngào tha thiết.
    • Chế Lan Viên đã thể hiện tình mẫu tử bằng thể thơ tự do với các câu dài ngắn khác nhau, nhiều câu thơ mang đậm chất triết lí, suy tưởng; giọng điệu hát ru vừa bay bổng vừa sâu lắng, vừa dân tộc vừa hiện đại. Bài thơ mang âm điệu đồng dao, nhịp thơ, giọng thơ thấm vào hồn ca dao dân ca một cách đằm thắm nhẹ nhàng.
  • Bài Mây và Sóng
    • Ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng bất diệt. Bài thơ nói về tình yêu mẹ và mơ ước kì diệu của tuổi thơ. Lời trò chuyện hồn nhiên ngây thơ của em bé với mẹ về cuộc đối thoại giữa bé với những người sống ở trên Mây và trong Sóng đã thể hiện tình yêu mẹ thắm thiết của trẻ thơ. Mẹ đối với em bé là vẻ đẹp, niềm vui, là sự hấp dẫn lớn nhất, sâu xa và vô tận, hơn tất cả những điều hấp dẫn khác trên thế gian. Trò chơi sáng tạo của bé thể hiện niềm hạnh phúc vô biên, tràn ngập của con, của sự hòa hợp thương yêu giữa con và mẹ, giữa thiên nhiên, vũ trụ và cuộc sống con người, ở đây, tình mẹ con là bất tử, là vĩnh hằng, nó vô cùng lớn lao, sánh ngang tầm vũ trụ.
    • Để thể hiện tình mẫu tử, Tagor đã sử dụng lối thơ văn xuôi cùng lời lẽ hồn nhiên, thủ thỉ; tứ thơ phát triển đối xứng nhưng không trùng lập. Bài thơ được xây dựng bằng những đối thoại lồng trong lời kể với trí tưởng tượng phóng khoáng, bay bổng; nhiều hình ảnh thơ giàu ý nghĩa biểu tượng. Mây và Sóng mang sắc điệu trữ tình như một khúc đồng dao thể hiện niềm giao cảm thần tiên của tâm hồn tuổi thơ với Mây và Sóng, với thiên nhiên kì diệu, để từ đó ngợi ca tình mẹ con bất tử.

c. Đánh giá chung:

  • Tình mẫu tử là một trong những tình cảm thiêng liêng và gần gũi, phổ biến nhất của con người, nó cùng là nguồn thi cảm không bao giờ cạn của các thi nhân. Nếu như Chế Lan Viên phát triển tứ thơ từ hình ảnh “Con cò” trong ca dao; thì đại thi hào Ấn Độ Tagor có bài Mây và Sóng sáng tạo tứ thơ bằng những cuộc đối thoại tưởng tượng.
  • Chính tình mẫu tử đã biến thành sức mạnh để con người chiến thắng những cám dỗ, những ham muốn nhất thời, kể cả những khó khăn, gian khổ hiểm nguy. Có thể nói, tình mẫu tứ là điểm tựa vững chắc trong cuộc đời mỗi con người.

3. Kết bài

  • Nêu lên cảm nghĩ của bản thân về về tình thương yêu, sự che chở của lòng mẹ và tình yêu mẹ của em bé.
  • Gợi mở vấn đề.

C. Bài văn mẫu

Đề bài: Cảm nghĩ của em về tình thương yêu, sự che chở của lòng mẹ trong bài thơ Con cò của Chế Lan Viên và tình yêu mẹ của em bé trong bài Mây và sóng của R.Tago.

Gợi ý làm bài:

Tình mẫu tử thiêng liêng bao đời nay vẫn là mạch nguồn cảm hứng vô tận của các văn nhân, thi sĩ trên thế giới. Tuy vậy, trong mỗi tác phẩm, các tác giả lại khai thác tình mẫu tử ở những khía cạnh khác nhau.

Trong bài thơ Con cò của Chế Lan Viên, hình ảnh con cò mang ý nghĩa biểu tượng về lòng mẹ, về sự dìu dắt, nâng đỡ dịu dàng và bền bỉ của người mẹ đối với các con trong suốt cuộc đời. Bài thơ Mây và sóng của R. Tago lại ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt.

Mở đầu bài thơ Con cò là lời ru quen thuộc của mẹ bên nôi, đưa con vào giấc ngủ êm đềm, chập chờn những cánh cò, cánh vạc trong ca dao xưa:

Con cò bay la,

Con cò bay lả,

Con cò Cổng Phủ,

Con cò Đồng Đăng…

-----Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến-----

Có lẽ không gì thích hợp hơn, tinh tế hơn hình ảnh ẩn dụ: Con là mây và mẹ sẽ là trăng. Cậu bé khác nào là những đám mây nghịch ngợm, vô tư và người mẹ khác chi vầng trăng tròn đầy dịu dàng, êm mát?

Cậu bé kể cho mẹ nghe câu chuyện thứ hai:

Trong sóng có người gọi con:

“Bọn tớ ca hát từ sáng sớm cho đến hoàng hôn. Bọn tớ ngao du nơi này nơi nọ mà không biết từng đến nơi nao”.

Con hỏi: “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”

Họ nói: “Hãy đến rìa biển cả, nhắm nghiền mắt lại, cậu sẽ được làn sóng nâng đi”.

Con bảo: “Buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà, làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”

Thế là họ mỉm cười, nhảy múa lướt qua.

Còn gì thích hơn được ngao du đây đó bởi biết bao điều hay điều lạ đang chờ đón cậu bé. Dễ dàng lắm, chỉ cần nhắm nghiền mắt lại, cậu sẽ được sóng nâng đi, đưa đến những bến bờ xa tắp. Thích thật đấy, nhưng nghĩ đến mẹ chiều chiều muốn thấy con ở nhà thì lòng nào mà đi được? Chừng như hiểu tình yêu, tình thương của cậu bé đối với mẹ nên sóng mỉm cười, nhảy múa lướt qua.

Cậu bé nghĩ ra trò chơi khác hay hơn: Con là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kì lạ. Con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ. Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào.

Như thế là chỉ cần hai mẹ con vui đùa với nhau là cậu bé có đủ bình minh vàng, vầng trăng bạc, được ngao du nơi này nơi nọ trên khắp trái đất này. Hiểu rộng ra và hiểu sâu hơn thì mẹ là vũ trụ thu nhỏ của con, mà đó quả thật là điều kì diệu nhất!

Hai bài thơ, hai tác giả - hai thời đại, hai phương trời khác nhau nhưng lại giống nhau ở một điểm là cùng ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt. Chính vì vậy mà nó sống mãi trong tâm hồn của mỗi người được làm con trên thế giới này.

 

Trên đây là bài văn mẫu Tình thương yêu, sự che chở của lòng mẹ trong bài thơ Con cò và tình yêu mẹ của em bé trong bài Mây và sóng. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm:

 

-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----

ADMICRO
NONE
OFF