OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Thiên nhiên và con người lao động qua đoạn trích Vượt thác

02/02/2018 840.94 KB 3510 lượt xem 5 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2018/20180202/29676416203_20180202_103913.pdf?r=2315
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Dưới đây, Hoc247 xin giới thiệu với quý thầy cô và các em học sinh, đặc biệt là các em học sinh lớp 6 tư liệu văn mẫu: Cảm nhận về thiên nhiên và con người lao động qua Vượt thác của Võ Quảng. Tài liệu giúp thầy cô có thêm tư liệu ra đề thi cũng như ôn luyện cho các em. Đồng thời, giúp các em học sinh rèn luyện và nâng cao kĩ năng viết văn được nhuần nhuyễn và hấp dẫn hơn. Mời thầy cô và các em cùng tham khảo! Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Vượt thác để nắm vững hơn những kiến thức cần đạt khi học tác phẩm này.

 

 
 

1. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

Cảm nhận về thiên nhiên và con người lao động qua văn bản Vượt thác của Võ Quảng

2. Dàn bài chi tiết

a. Mở bài

  • Khái quát về cảnh sắc thiên nhiên và con người lao động trong tác phẩm
  • Tham khảo: Có lẽ, đọc tác phẩm “Vượt thác” của nhà văn Võ Quảng người đọc càng thêm yêu, thêm quý cảnh sắc thiên nhiên và con người Việt Nam. Bằng bút pháp nghệ thuật tả cảnh, tả người của tác giả làm cho bài văn trở nên  sinh động hơn với  vẻ đẹp hùng vĩ, vẻ đẹp anh dũng của người dân lao động trên sông Thu Bồn.

b. Thân bài

* Cảnh sắc thiên nhiên (Hai phạm vi: Cảnh dòng sông và cảnh hai bên bờ)

  • Cảnh dòng sông
    • Dòng sông chảy chầm chậm, êm ả, gió nồm thổi, cánh buồm nhỏ căng phồng, rẽ sóng lướt bon bon....chở đầy sản vật.
    • Con thuyền là sự sống của sông; miêu tả con thuyền cũng là miêu tả sông.
  • Hai bên bờ
    • Bãi dâu trải bạt ngàn
    • Những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuoóng nước.
    • Những dãy núi cao sừng sững;
    • Những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước.
    • Dùng nhiều từ láy gợi hình (trầm ngâm, sừng sững, lúp xúp).
    • Phép nhân hoá (những chòm cổ thụ...); Phép so sánh (những cây to mọc giữa những bụi...).
    • Điều đó khiến cảnh trở nên rõ nét, sinh động.
    • Cảnh thiên nhiên đa dạng phong phú, giàu sức sống.

→ Thiên nhiên vừa tươi đẹp, vừa nguyên sơ, cổ kính

⇒ Cảnh núi còn báo hiệu đoạn sông lắm thác nhiều ghềnh đang đợi đón.

* Cuộc vượt thác của dượng Hương Thư

  • Hoàn cảnh
    •  Lái thuyền vượt thác giữa mùa nước to. Nước từ trên cao phónh giữa hai vách đá dựng đứng.
    • Thuyền vùng vằng cứ chực tụt xuống.
    • Đầy khó khăn nguy hiểm, cần tới sự dũng cảm của con người.
  • Hình ảnh dượng Hương Thư
    • Như một pho tượmg đồng đúc
    • Các bắp thịt cuồn cuộn...
    • Ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.
    • Nghệ thuật so sánh, gợi tả một con người rắn chắc, bền bỉ, quả cảm, có khả năng thể chất và tinh thần vượt lên gian khó.

→ Việc so sánh dượng Hương Thư như hiệp sĩ còn gợi ra hình ảnh huyền thoại anh hùng xưa với tầm vóc và sức mạnh phi thường của Đam San, Xinh Nhã bằng xương bằng thịt đang hiển hiện trước mắt người đọc.

⇒ So sánh thứ ba như đối lập với hình ảnh  dượng Hương Thư khi đang làm việc. Ta thấy ở đây còn có sự thống nhất trong con người thể hiện phẩm chất đáng quí của người lao động khiêm tốn, nhu mì đến nhút nhát trong cuộc sống đời thường nhưng lại dũng mãnh nhanh nhẹn quyết liệt trong công việc, trong khó khăn, thử thách.

=> Tiểu kết: Nghệ thuật so sánh còn có ý nghĩa đề cao sức mạnh của Người lao động trên sông nước. Biểu hiện tình cảm quí trọng đối với người lao động trên quê hương.

c. Kết bài

  • Bài văn miêu tả cảnh vượt thác của con thuyền trên sông Thu Bồn, làm nổi bật vẻ hùng dũng và sức mạnh của con người lao động trên, nên cảnh thiên nhiên rộng lớn, hùng vĩ

Bài văn mẫu

Đề bài: Cảm nhận về thiên nhiên và con người lao động qua văn bản “Vượt thác” của Võ Quảng

Gợi ý làm bài

         Có lẽ, đọc tác phẩm “Vượt thác” của nhà văn Võ Quảng người đọc càng thêm yêu, thêm quý cảnh sắc thiên nhiên và con người Việt Nam. Bằng bút pháp nghệ thuật tả cảnh, tả người của tác giả làm cho bài văn trở nên  sinh động hơn với  vẻ đẹp hùng vĩ, vẻ đẹp anh dũng của người dân lao động trên sông Thu Bồn.

        “Vượt thác” đã đưa bạn đọc cùng với hành trình của con thuyền do dượng Hương Thư chỉ huy, từ vùrg đồng bằng trù phú, vượt qua những thác ghềnh ở vùng núi để tới thượng nguồn lấy gỗ về dựng trường học cho làng Hoà Phước sau Cách mạng 1945 thành công.

-- Để xem được đầy đủ tài liệu, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào HOC247 để dowload tài liệu về máy --

Đoạn văn là sự thống nhất cao độ và thành công tột bậc giữa tả thiên nhiên và tả người, tả chân dung con người trong hoạt động, giữa kể và tả với hai biện pháp nghệ thuật phó biến: nhân hoá và so sánh.

Võ Quảng đã thành công trong việc thể hiện chủ đề của bài văn qua cảnh vượt thác của dượng Hương Thư, chú Hai và thằng Cù Lao. Nhà văn ca ngợi cảnh thiên nhiên miền trung đẹp, hùng vĩ, ca ngợi con người lao động Việt nam hào hùng mà khiêm nhường, giản dị.

         Đọc xong tác phẩm “Vượt thác” của Võ Quảng cho ta thấy được cảnh vượt thác của con thuyền trên sông Thu Bồn, làm nổi bật vẻ đẹp hùng dũng và sức mạnh của con người lao động trên nền cảnh thiên nhiên rộng lớn, hùng vĩ. Với nghệ thuật đặc sắc nhà văn đã tả cảnh, tả người từ điểm nhìn trên con thuyền theo hành trình vượt thác rất tự nhiên và sinh động.

Trên đây chỉ trích dẫn một phần sơ đồ tóm tắt gợi ý được trình bày dưới dạng sơ đồ tư duy, giúp các em dễ dàng trong việc ghi nhớ kiến thức; kết hợp với dàn bài chi tiết và bài văn mẫu. Hi vọng, bài văn mẫu: Cảm nhận về thiên nhiên và con người lao động qua văn bản “Vượt thác” của Võ Quảng sẽ giúp ích cho quá trình dạy và học của quý thầy cô giáo và các em học sinh, giúp những tiết học Văn sinh động và hiệu quả hơn. Mời thầy cô và các em cùng tham khảo.

--- MOD Ngữ văn HOC247 (Tổng hợp và biên soạn)

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF