Hàn Mặc Tử là một hiện tượng thơ kì lạ vào bậc nhất của phong trào Thơ mới. Đọc thơ Hàn Mặc Tử ta dễ dàng bắt gặp một tâm hồn tha thiết yêu cuộc sống, yêu thiên cảnh và con người. Đó còn là một thế giới nghệ thuật mang đậm phong cách riêng của nhà thơ: sự siêu thoát, ma quái hay những hình ảnh trong sáng, tinh khôi. Và trong thế giới nghệ thuật ấy của thơ Hàn Mặc Tử, độc giả không thể không nhắc tới thế giới nghệ thuật trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của thi sĩ. Ngoài ra, để củng cố lại toàn bộ bài học, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Đây thôn Vĩ Dạ.
A. SƠ ĐỒ TÓM TẮT GỢI Ý
B. DÀN BÀI CHI TIẾT
1. Mở bài
- Giới thiệu khái quát về tác giả Hàn Mặc Tử
- Hàn Mặc Tử (1912 - 1940), tên thật là Nguyễn Trọng Trí
- Quê ở làng Lệ Mỹ, tổng Võ Xá - Phong Lộc - Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.
- Là một trong những cây bút tài năng của phong trào Thơ Mới
- Dẫn dắt vấn đề :
- Thế giới nghệ thuật trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử là một thế giới với những hình ảnh thơ mộng, ngôn từ tinh tế,...
2. Thân bài
- Định nghĩa: Thế giới nghệ thuật là gì?
- Khái niệm: Thế giới nghệ thuật xuất hiện từ yêu cầu muốn tiếp cận tác phẩm văn học trong dạng chỉnh thể (từ những năm 70 của thế kỉ XX). Theo ngành Thi pháp học: “Thế giới nghệ thuật là khái niệm chỉ chỉnh thể của sáng tác nghệ thuật (một tác phẩm một loại hình sáng tác của một tác giả, một trào lưu). Thế giới nghệ thuật nhấn mạnh sáng tác nghệ thuật là một thế giới riêng được sáng tạo ra theo nguyên tắc tư tưởng và nghệ thuật khác với thế giới thực tại vật chất hay thế giới tâm lí của con người mặc dù nó phản ánh thế giới ấy. Thế giới nghệ thuật có không gian riêng, thời gian riêng, có qui luật tâm lí riêng, có quan hệ xã hội riêng, quan niệm đạo đức, thang bậc giá trị riêng…chỉ xuất hiện một cách ước lệ trong sáng tác nghệ thuật(…). Như vậy, mỗi thế giới nghệ thuật có một mô hình nghệ thuật trong việc phản ánh thế giới… Mỗi thế giới nghệ thuật ứng với một quan niệm về thế giới một cách cắt nghĩa về thế giới… Như vậy, khái niệm thế giới nghệ thuật giúp ta hình dung tính độc đáo về tư duy nghệ thuật của sáng tạo nghệ thuật có cội nguồn trong thế giới quan văn hóa chung, văn hóa nghệ thuật và cá tính sáng tạo của nghệ sĩ. (Từ điển thuật ngữ văn học, Lê Bá Hán – Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi, tr.201-202)
- Thế giới nghệ thuật trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử
- Nhìn từ góc độ không – thời gian (Chronotope): bài thơ gồm ba khổ nhưng giữa ba khổ không hề có sự liên kết với nhau theo tính liên tục của không gian và thời gian.
- Thời gian trong bài thơ tồn tại không có tính liên tục mà bị đứt nối, ngắt quãng: cảnh thôn Vĩ vào buổi sáng tinh mơ (khổ 1), cảnh đêm trăng (khổ 2) và sự vô thức, không đoán định về mặt thời gian (khổ cuối).
- Không gian cũng không tuân theo một trình tự nào. Không gian trong bài thơ là không gian của sự chia lìa, không gian giữa thực và hư của hai vùng đất: xứ Vĩ Dạ và vùng đất Qui Nhơn.
- ⇒ Vậy bài thơ liên kết với nhau như thế nào? Nó được liên kết thông qua mạch cảm xúc được vận động một cách nhất quán trong dòng ý thức, suy tưởng của nhân vật trữ tình. Đây là nét độc đáo của bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ.
- Tính hàm súc, mới lạ của ngôn từ, các biện pháp tu từ:
- Đại từ phiếm chỉ “Ai”
- Câu hỏi tu từ: “Sao anh không về chơi thôn Vĩ?”, “Có chở trăng về kịp tối nay?” và “Ai biết tình ai có đậm đà?”. Những câu hỏi không cần phải có câu trả lời nhưng nó lại chứa đựng biết bao sự đau đớn, hoài nghi và bế tắc nhưng cũng đầy niềm hy vọng, khát khao của nhân vật trữ tình.
- Hình ảnh đầy chất thơ và gợi cảm: Hình ảnh gần gũi, nên thơ của thôn Vĩ: nắng sớm, hàng cau, khu vườn, lá trúc, bến nước, con thuyền, trăng,… (khổ 1); Hình ảnh của sự chia lìa: gió, mây, dòng nước, hoa bắp, trăng (khổ 2); Hình ảnh đầy mộng ảo, mơ hồ (khổ 3).
- Nhịp thơ: có sự đứt gãy bất thường (câu thơ thất ngôn thường ngắt nhịp 2/2/3 những lại được ngắt nhịp 4/3).
- ⇒ Nhịp điệu và hình ảnh thơ: gợi lên những ý nghĩa mới trong văn học.
- Nhìn từ góc độ không – thời gian (Chronotope): bài thơ gồm ba khổ nhưng giữa ba khổ không hề có sự liên kết với nhau theo tính liên tục của không gian và thời gian.
3. Kết bài
- Tóm tắt lại những nét đặc sắc về thế giới nghệ thuật của bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ.
- Sự kết nối bài thơ không nằm trong logic thông thời theo trật tự không - thời gian tuyến tính mà nằm ở sự chuyển biến tâm trạng của nhân vật trữ tình.
- Sử dụng linh hoạt và có hiệu quả các biện pháp tu từ: ẩn dụ, đại từ, câu hỏi tu từ,...
- Gợi mở thêm vấn đề: ngoài bài thơ Đây thông Vĩ Dạ, thế giới nghệ thuật trong thơ Hàn Mặc tử cũng là một trong những đề tài được nhiều người quan tâm.
C. BÀI VĂN MẪU
Đề bài: Nét nghệ thuật trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử
Gợi ý làm bài
Hàn Mặc Tử là một hiện tượng thơ kì lạ vào bậc nhất của phong trào Thơ mới. Đọc thơ Hàn thi sĩ ta bắt gặp một tâm hồn tha thiết yêu cuộc sống, yêu thiên cảnh, yêu con người đến khát khao, cháy bỏng: một khát vọng sống mãnh liệt đến đau đớn tột cùng. Trong thơ Hàn, nhiều bài thơ mang khuynh hướng siêu thoát vào thế giới siêu nhiên, tôn giáo…nhưng đó là hình chiếu ngược của khát vọng sống, khát vọng giao cảm với đời. Một số bài thơ cuối đời của thi sĩ họ Hàn còn đan xen những hình ảnh ma quái – dấu ấn của sự đau đớn giày vò về thể xác lẫn tâm hồn. Đó là sự khủng hoảng tinh thần, bế tắc và tuyệt vọng trước cuộc đời. Nhưng dù được viết theo khuynh hướng nào, thơ Hàn Mặc Tử vẫn là những vần thơ trong sáng, lung linh, huyền ảo, có một ma lực với sức cuốn hút diệu kì đối với người yêu thơ Hàn Mặc Tử.
Hàn Mặc Tử là một trong những nhà thơ tiên phong trong việc cách tân thi pháp của phong trào Thơ mới. Thế giới nghệ thuật trong thơ Hàn Mặc Tử là một thế giới đa dạng, nhiều sắc màu, Hàn Mặc Tử đã đưa vào Thơ mới những sáng tác độc đáo, những hình tượng ngôn từ đầy ấn tượng, gợi cảm giác liên tưởng và suy tưởng phong phú. Ngoài bút pháp lãng mạn, nhà thơ còn sử dụng bút pháp tượng trưng và yếu tố siêu thực.
Tiếp cận với thế giới nghệ thuật trong thơ Hàn Mặc Tử là cảm nhận được tính hàm súc, mới lạ của ngôn từ, hình ảnh thơ, tính đa nghĩa tạo sinh của văn bản thơ, tính điêu luyện trong cách tổ chức, cấu trúc tác phẩm và tính mơ hồ khó hiểu. Bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ có thể xem là một chủ âm trong cây đàn thơ muôn điệu của Hàn Mặc Tử.
Thế giới nghệ thuật là chỉnh thể của hình thức văn học. Văn bản ngôn từ xét về một mặt chỉ là biểu hiện của hình thức bề ngoài của tác phẩm. Tác phẩm trọn vẹn xuất hiện như, một thế giới nghệ thuật, một khách thể thẩm mĩ. Dùng từ “thế giới” để chỉ tác phẩm văn học là có cơ sở khoa học, bởi thuật ngữ “thế giới nghệ thuật” thỏa mãn các ý nghĩa của khái niệm “thế giới”: chỉ sự thống nhất vật chất của các biểu hiện đa dạng; có giới hạn về không – thời gian; phạm vi tác động cứ các qui luật chung, chứng tỏ có một trật tự thống nhất cho toàn bộ; có tính đầy đủ về các qui luật nội tại; là một kiểu tồn tại, thực tại.
Thế giới nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo của con người. Tuy nhiên, việc xác định thế giới nghệ thuật như thế nào thì chưa có ý kiến thống nhất. Từ khái niệm “thế giới” nêu trên có thể hiểu “thế giới nghệ thuật” là sản phẩm sáng tạo của người nghệ sĩ chỉ có trong tác phẩm văn học nói riêng và trong tác phẩm nghệ thuật nói chung, trong cảm thụ của người tiếp nhận, ngoài ra không tìm thấy ở đâu cả. Thế giới nghệ thuật mang tính cảm tính, có thể cảm thấy được và là một kiểu tồn tại đặc thù trong chất liệu và trong cảm nhận của người thưởng thức, là sự thống nhất của mọi yếu tố đa dạng trong tác phẩm. Tóm lại, thế giới nghệ thuật hiểu một cách khái quát là tập hợp tất cả các phương thức, hình thức nghệ thuật biểu hiện mà nhà văn sử dụng để phản ánh và sáng tạo hiện thực.
Để tìm hiểu thế giới nghệ thuật trong Đây thôn Vĩ Dạ, thiết nghĩ cũng cần trở lại một số vấn đề có liên quan đến bài thơ:
Hồi còn làm ở Sở đạc điền Bình Định, Hàn Mặc Tử có một mối tình đơn phương với Hoàng Thị Kim Cúc – con gái của chủ sở, người Huế. Mối tình chưa được mặn nồng thì Hàn Mặc Tử vào Sài Gòn làm báo nhưng lòng vẫn nuôi hi vọng ở mối tình đơn phương đó. Khi trở lại Qui Nhơn thì Hoàng Cúc đã theo cha về Huế nên thi sĩ rất đau khổ. Về sau khi Hàn mắc bệnh hiểm nghèo, phải xa lánh mọi người để chữa bệnh, Hoàng Cúc đã gửi cho Hàn một tấm thiếp kèm vài lời động viên. Trên tấm thiếp là một bức tranh phong cảnh in hình dòng sông với cô gái chèo thuyền, bên dưới là những cành trúc lòa xòa, phía xa xa là ráng trời, có thể là rạng đông hay hoàng hôn. Nhận được tấm thiệp ở mộtxóm vắng Bình Định –nơicách li để chữa bệnh – nơi rất xa xứ Huế, Hàn Mặc Tử đã nghẹn ngào. Tấm thiếp như một chất xúc tác tác động mạnh mẽ đến hồn thơ Hàn Mặc Tử. Những ấn tượng về xứ Huế đã được đánh thức cùng với niềm yêu đời vô bờ bến. Thi sĩ liền cất bút viết bài thơ này trong một niềm cảm xúc dâng trào.
Nội dung tự thân của bài thơ đã vượt ra khỏi khuôn khổ của một kỉ niệm riêng tư. Được gợi hứng từ tấm thiếp nhưng bài thơ không đơn thuần là những lời vịnh cảnh, vịnh người từ tấm thiếp mà đó là tiếng lòng đầy uẩn khúc của một tình yêu cháy bỏng nhưng vô vọng; một niềm khát vọng sống, thiết tha gắn bó với cuộc đời, nhất là lúc nhà thơ đang mắc phải căn bệnh hiểm nghèo.
Đến với thế giới nghệ thuật của bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ là đến với một thế giới nghệ thuật đầy cá tính sáng tạo, mang những nét riêng, nét dị biệt của một hồn thơ đau thương, đa sầu, đa cảm trước thiên nhiên, cuộc sống và con người.
Trước tiên, nhìn từ góc độ không – thời gian nghệ thuật, bài thơ liên kết với nhau không tuân theo tính liên tục của thời gian và tính duy nhất của không gian: cảnh vườn thôn Vĩ tươi sáng trong ánh mai với cảnh sắc bình dị mà tinh khôi, đơn sơ mà tinh tế, nghiêng về cảnh thực; cảnh sông nước đêm trăng huyền ảo, thực hư xem lẫn vào nhau chập chờn chuyển hóa và hình bóng “khách đường xa” nơi chốn khói sương mông lung, cảnh chìm trong mộng ảo. Không – thời gian nghệ thuật của bài thơ được sáng tạo mang tính chủ quan gắn với tâm lí và cảm quan của nhà thơ.
Thời gian trong bài thơ tồn tại không có tính liên tục, bị đứt nối, ngắt quãng: cảnh thôn Vĩ vào buổi sớm tinh mơ, cảnh sông nước đêm trăng và cuối bài thơ chỉ còn là thời gian vô thức, không xác định. Thời gian trong Đây thôn Vĩ Dạ như một dòng chảy nhưng đứt nối của một nỗi niềm thiết tha gắn bó với đời, khát vọng sống đến khắc khoải.
Thời gian nghệ thuật là một biểu tượng thể hiện một quan niệm thẩm mĩ của nhà văn về cuộc đời và con người. Thời gian trong Đây thôn Vĩ Dạ đã thể hiện quan niệm của Hàn Mặc Tử về thế thái nhân sinh. Cuộc đời là một chuỗi thời gian đứt gãy, chắp nối và cuối cùng tan vào hư vô.
Mở đầu bài thơ, thời gian bắt đầu một ngày mới “Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên”, cảnh vật tràn đầy sức sống. Thời gian thường vận động theo dòng vận động tuyến tính, một chiều. Thế nhưng, nét khác là thời gian trong bài thơ không liên tục mà ngắt quãng. Thời gian mở đầu là buổi sớm tinh khôi nhưng đột ngột chuyển sang đêm trăng đầy mong ngóng, lo âu, buồn đến nao lòng và kết thúc trong thời gian mộng ảo, không xác định. Sự đứt nối thời gian trong bài thơ như một nỗi niềm tâm sự của nhà thơ về cuộc đời và kiếp sống mong manh, đứt đoạn của con người, của Hàn Mặc Tử - một kiếp người dang dở tình duyên và sự nghiệp văn chương.
Thời gian của bài thơ không mang tính liên tục còn không gian lại không tuân theo tính duy nhất. Không gian trong Đây thôn Vĩ Dạ là không gian của sự chia lìa. Không gian nghệ thuật trong tác phẩm văn học là mô hình thế giới độc lập, có tính chủ ý và mang ý nghĩa tượng trưng của tác giả, là không gian tinh thần của con người, là không gian sống mà con người cảm thấy trong tâm tưởng. Không gian nghệ thuật là loại không gian Topos, là không gian cảm giác được, là không gian nội cảm chứ không phải như không gian mặt phẳng kiểu Euclip. Không gian nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo của người nghệ sĩ nhằm biểu hiện con người và thể hiện một quan niệm nhất định về cuộc sống. Do đó, không thể qui không gian trong Đây thôn Vĩ Dạ về không gian địa lí hay không gian vật lí, vật chất.
Không gian trong bài thơ là không gian xứ Huế và không gian một vùng quê Bình Định xa vời, cách trở, huyền hồ “mờ nhân ảnh”. Hai không gian nhuốm màu cách biệt như mối tình đơn phương dang dở của Hàn – Hoàng khiến ta chạnh lòng nhớ lại hai không gian li biệt khi Thúc Sinh từ biệt Thúy Kiều -một cuộc chia li đầy xót xa, đau đớn:
Người lên ngựa kẻ chia bào
Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san
Nhưng dù sao Hàn Mặc Tử vẫn chờ đợi và nuôi mầm hi vọngcho mối tình tuyệt vọng ấy. Hai không gian xa xôi, ngăn cách ấy không phải vì không gian địa lí nào mà đó là sự cách trở của hai tâm hồn, là nỗi niềm thổn thức của Hàn thi sĩ. Không gian ở đây được soi chiếu qua lăng kính cảm xúc chủ quan của nhà thơ.
Tóm lại, cả bài thơ liên kết với nhau không theo một trật tự nào của không gian và thời gian. Nhưng về mạch cảm xúc thì vận động nhất quán trong cùng dòng tâm tư: đó là lòng yêu đời, lòng ham sống mãnh liệt những đầy uẩn khúc của một hồn thơ, lòng thiết tha với cảnh vật, với con người và cuộc sống. Vì thế, bố cục tuy có vẻ “đầu Ngô mình Sở” những lại liền mạch, liền khổ. Đây là một nét độc đáo của tác phẩm.
Thế giới nghệ thuật trong bài thơ còn thể hiện ở sự lựa chọn và sử dụng các phương tiện ngôn ngữ nghệ thuật để miêu tả hiện thực và nội tâm một cách sinh động và sâu sắc. Mở đầu bài thơ, tác giả đã khai thác có hiệu quả biện pháp tu từ truyền thống – câu hỏi tu từ:
Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.
---Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến---
Thế giới nghệ thuật trong Đây thôn Vĩ Dạ nói riêng và trong toàn bộ sự nghiệp văn thơ của Hàn Mặc Tử nói chung là một thế giới đa âm sắc, đầy cá tính sáng tạo, mang tính truyền thống về đề tài nhưng cách tân, hiện đại trong câu chữ, nghệ thuật tạo nên những nét lạ thường, độc đáo. Trong Đây thôn Vĩ Dạ, người đọc nhận ra dạng kết cấu vừa đứt đoạn, vừa liên kết, nhất quán của mạch thơ. Hình ảnh thơ mộc mạc, giản dị nhưng sắc nét.
Với thế giới nghệ thuật ấy, Hàn Mặc Tử đã có những đóng góp mới lạ, tạo một phong cách riêng, một thi pháp riêng, một quan niệm nghệ thuật riêng cho Trường thơ loạn nói riêng và cho Thơ mới nói chung. Đây thôn Vĩ Dạ đã trải qua hơn bảy mươi năm thăng trầm cùng kịch sử văn học nhưng nó vẫn giữ nguyên giá trị. Đây cũng là một trong những bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ Hàn Mặc Tử đầy tài năng nhưng tiếc thay đoản mệnh!
Như vậy với đề bài Thế giới nghệ thuật trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử, HỌC247 đã giúp các em lập dàn ý chi tiết và bài văn mẫu để các em có thể dễ dàng nắm được cách triển khai một bài văn theo dạng đề nghị luận văn học. Qua đó, các em cũng thấy được những nét nghệ thuật đặc sắc như tính hàm súc, mới lạ của ngôn từ, hình ảnh thơ; tính đa nghĩa tạo sinh của văn bản; tính điêu luyện trong cách tổ chức, cấu trúc tác phẩm; tính mơ hồ khó hiểu của một bài thơ mang hơi hướng của sự phá cách trong sáng tác của Hàn Mặc Tử nói riêng và các nhà thơ trên thi đàn văn học nói chung.
Bên cạnh việc tìm hiểu về những nét nghệ thuật đặc sắc của bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ, các em có thể tham khảo thêm phần tổng hợp về các dạng bài phân tích của tác phẩm này tại HỌC247:
- Đôi nét về tác giả và bài thơ đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử
- Cảm nhận về hai khổ thơ đầu trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử
Mod Ngữ Văn biên tập và tổng hợp
Tài liệu liên quan
Tư liệu nổi bật tuần
-
Phân tích 9 câu thơ đầu bài “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm
27/06/2024122 - Xem thêm