Cảm nhận về bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử mà HỌC247 giới thiệu dưới đây sẽ giúp các em có cái nhìn khái quát hơn về bài thơ. Đồng thời, bài văn mẫu còn giúp các em ôn luyện và nâng cao kĩ năng làm bài văn nghị luận văn học. Mời các em cùng theo dõi! Ngoài ra, để củng cố lại toàn bộ bài học, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Đây thôn Vĩ Dạ.
1. Sơ đồ tóm tắt gợi ý bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ:
2. Dàn bài chi tiết
a. Mở Bài
- Vài nét về tác giả Hàn Mặc Tử
- Là người có số phận bất hạnh; Một trong những nhà thơ có sức sáng tạo mãnh liệt trong phong trào thơ mới – Chế Lan Viên; Ngôi sao chổi trên bầu trời thơ ca Việt Nam.
- Vài nét về bài thơ: “Đây thôn Vĩ Dạ”
- Xuất xứ: Bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ được viết trong thời gian thi nhân nằm điều trị tại bệnh viện Quy Hòa - Quy Nhơn, khơi nguồn cảm xúc từ mối tình đơn phương của Hàn Mặc Tử với Hoàng Thị Kim Cúc.
- Nội dung chính: Bài thơ là bức tranh phong cảnh Vĩ Dạ và lòng yêu đời ham sống mãnh liệt mà đầy uẩn khúc của nhà thơ...
b. Thân Bài
- Về mặt nội dung
- Khổ 1: Cảnh ban mai thôn Vĩ và tình người tha thiết
- Câu đầu là câu hỏi tu từ mang nhiều sắc thái: một câu hỏi hay lời trách nhẹ nhàng, lời mời mọc ân cần.
- Ba câu sau gợi lên vẻ đẹp hữu tình của thiên nhiên thôn Vĩ trong khoảnh khắc hừng đông.
- Đằng sau bức tranh phong cảnh là tâm hồn nhạy cảm, yêu thiên nhiên, con người tha thiết cùng niềm băn khoăn, day dứt của tác giả
- Khổ 2: Cảnh hoàng hôn thôn Vĩ và niềm đau cô lẻ, chia lìa
- Hai câu đầu bao quát toàn cảnh với hình ảnh gió, mây chia lìa đôi ngả; “dòng nước buồn hiu, hoa bắp lay” gợi nỗi buồn hiu hắt. ( bình)
- Hai câu sau tả dòng Hương trong đêm trăng lung linh, huyền ảo vừa thực vừa mộng. Đằng sau cảnh vật là tâm trạng vừa đau đớn, khắc khoải, vừa khát khao cháy bỏng của nhà thơ
- Khổ 3: Nỗi niềm thôn Vĩ
- Hai câu đầu: bóng dáng người xa hiện lên mờ ảo, xa vời trong “sương khói mờ nhân ảnh” trong cảm nhận của khách đường xa
- Hai câu cuối: mang chút hoài nghi mà lại chan chứa niềm thiết tha với cuộc đời
- Khổ 1: Cảnh ban mai thôn Vĩ và tình người tha thiết
- Về mặt nghệ thuật:
- Trí tưởng tượng phong phú
- Nghệ thuật so sánh, nhân hóa, thủ pháp lấy động gợi tĩnh, sử dụng câu hỏi tu từ…
- Hình ảnh sáng tạo có sự hòa quyện giữa thật và ảo.
c. Kết Bài
- Bao quát giá trị nội dung, nghệ thuật từ tác phẩm.
- Gợi liên tưởng sâu sa trong lòng bạn đọc.
Bài văn mẫu
Đề bài: Anh (chị) hãy viết bài văn phân tích bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử
Gợi ý làm bài
Hàn Mặc Tử - một trái tim, một tâm hồn lãng mạn dạt dào yêu thương đã bật lên những tiếng thơ, tiếng khóc của nghệ thuật trước cuộc đời. Những phút giây xót xa và sung sướng, những phút giây mà ông đã thả hồn mình vào trong thơ, những giây phút ông đã chắc lọc, đã thăng hoa từ nỗi đau của tâm hồn mình để viết lên những bài thơ tuyệt bút. Và bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ đã được ra đời ngay trong những phút giây tuyệt diệu ấy. Ở bài thơ, cái tình mặn nồng trong sáng đã hòa quyện với thiên nhiên tươi đẹp, mối tình riêng đã ở trong mối tình chung hồn thơ vẫn đượm vẻ buồn đau.
Đây thôn Vĩ Dạ là một trong những bài thơ tình hay nhất của Hàn Mặc Tử. Một tình yêu thiết tha man mác, đượm vẻ u buồn ẩn hiện giữa khung cảnh thiên nhiên hoà vào lòng người, cái thực và mộng, huyền ảo và cụ thể hoà vào nhau.
Mở bài đầu thơ là một lời trách móc nhẹ nhàng của nhân vật trữ tình.
“Sao anh không về chơi thôn Vĩ”.
Chỉ một câu hỏi thôi! Một câu hỏi của cô gái thôn Vĩ nhưng chan chứa bao yêu thương mong đợi. Câu thơ vừa có ý trách móc vừa có ý tiếc nuối của cô gái đối với người yêu vì đã bỏ qua được chiêm ngưỡng vẻ đẹp mặn mà, ấm áp tình quê của thôn Vĩ - vùng nông thôn ngoại ô xinh xắn thơ mộng, một phương diện của cảnh Huế.
-- Trên đây chỉ trích dẫn 1 phần nội dung, để xem được đầy đủ tài liệu mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào HỌC247 để tải tài liệu về máy --
Hình như giữa những giai nhân áo trắng ấy với thi nhân có một khoảng cách nào đó khiến thi nhân không khỏi không nghi ngờ:
“Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà?”
Câu thơ đã tả thực cảnh Huế - kinh thành sương khói. Trong màn sương khói đó con người như nhoà đi và có thể tình người cũng nhoà đi? Nhà thơ không tả cảnh mà tả tâm trạng mình, biết bao tình cảm trong câu thơ ấy. Những cô gái Huế kín đáo quá, ẩn hiện trong sương khói, trở nên xa vời quá, liệu khi họ yêu họ có đậm đà chăng? Tác giả đâu dám khẳng định về tình cảm của người con gái Huế, ông chỉ nói:
“Ai biết tình ai có đậm đà?”
Lời thơ như nhắc nhở, không phải bộc lộ một sự tuyệt vọng hay hy vọng, đó chỉ là sự thất vọng. Sự thất vọng của một trái tim khao khát yêu thương mà không bao giờ và mãi mãi không có tình yêu trọn vẹn. Bài thơ càng hay càng ngậm ngùi, nó đã khép lại nhưng lòng người vẫn thổn thức. Cả bài thơ được liên kết bởi từ ai mở đầu: Vườn ai mướt quá xanh như ngọc; tiếp đến Thuyền ai đậu bến sông trăng đó; và kết thúc là Ai biết tình ai có đậm đà? Càng làm cho Đây thôn Vĩ Dạ sương khói hơn, huyền bí hơn.
"Đây thôn Vĩ Dạ" là một bức tranh đẹp về cảnh người và người của miền đất nước qua tâm hồn giàu tưởng tượng và đầy yêu thương của nhà thơ với nghe thuật gợi liên tưởng, hoà quyện thiên nhiên với lòng người. Trải qua bao năm tháng, cái tình Hàn Mặc Tử vẫn còn nguyên nóng hổi, lay động day dứt lòng người đọc.
Trên đây chỉ trích dẫn 1 phần bài văn mẫu Nghị luận văn học nêu cảm nhận về bài thơ "Đây thôn Vĩ Dạ" của Hàn Mặc Tử. Để xem được đầy đủ nội dung tài liệu bao gồm: sơ đồ tư duy tóm tắt gợi ý, dàn bài chi tiết cùng bài văn mẫu đúng định dạng; mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào HỌC247. Ngoài ra, để có cái nhìn khái quát hơn về bài thơ đây thôn vĩ dạ, các em có thể tham khảo thêm bài tổng hợp Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử. Bài tổng hợp sẽ tổng ôn lại những nét chính về bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ, gợi ý hướng dẫn soạn bài đồng thời củng cố kiến thức cho các em, giúp các em có đủ cơ sở lý luận tiến hành viết bài văn chính xác và hấp dẫn hơn.
--- MOD Ngữ Văn HỌC247 (Tổng hợp và biên soạn)
Tài liệu liên quan
Tư liệu nổi bật tuần
-
Phân tích 9 câu thơ đầu bài “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm
27/06/2024221 - Xem thêm