OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
UREKA

Tài liệu hướng dẫn ôn tập thi THPT QG năm 2020 môn Ngữ Văn (Phần Nghị luận xã hội) - Trường THPT Lê Trung Kiên

14/04/2020 87.86 KB 602 lượt xem 1 tải về
Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2020/20200414/140383656287_20200414_103453.pdf?r=3308
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

HOC247 chia sẻ đến các em tài liệu hướng dẫn ôn tập thi THPT QG năm 2020 môn Ngữ Văn (Phần Nghị luận xã hội) được sưu tầm từ Trường THPT Lê Trung Kiên. Tài liệu gồm hệ thống các kiến thức cơ bản và cần thiêt để làm tốt một bài văn nghị luận xã hội. Hy vọng rằng đây là thông tin hữu ích giúp các em củng cố kiến thức và ôn luyện hiệu quả để chuẩn bị bước vào kì thi THPT QG quan trọng.

 

 
 

                      HƯỚNG DẪN HỌC SINH ÔN LUYỆN THPT QG MÔN NGỮ VĂN

                                             PHẦN VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI                                                

1. Yêu cầu viết đoạn văn nghị luận

Dạng đề thường gặp: Viết đoạn văn khoảng 200 từ. Trình bày suy nghĩ về vấn đề đặt ra trong văn bản Đọc hiểu ở phần I.

Yêu cầu:

  • Đảm bảo yêu cầu về nội dung và hình thức của 1 đoạn văn.
  • Xác định và trình bày đúng vấn đề cần nghị luận.

Lưu ý: Thuộc câu hỏi vận dụng, có tính chất liên hệ mở rộng. Học sinh dựa vào văn bản đã cho và bằng sự trải nghiệm của bản thân để viết đoạn văn theo chủ đề. Học sinh cần lưu ý khi viết phải đảm bảo số từ (hoặc câu) theo quy định và trả lời trực tiếp vào câu hỏi.

2. Cách viết đoạn văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí

2.1. Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí:

  • Đề cập đến các vấn đề của đời sống xã hội như: đạo đức, tư tưởng, văn hóa, nhân sinh quan, thế giới quan,…
  • Một số vấn đề thường đề cập:
    • Về nhận thức: lí tưởng, mục đích sống
    • Về tâm hồn, tính cách, phẩm chất: lòng nhân ái, vị tha, trung thực dũng cảm, chăm chỉ, cần cù,…
    • Về quan hệ gia đình, xã hội: tình mẫu tử, tình anh em, thầy trò, tình bạn,…
    • Về lối sống, quan niệm sống: sống đẹp, giản dị,…
  • Các dạng đề ra: đa dạng, có đề nêu trực tiếp vấn đề nghị luận, có đề gián tiếp đưa ra vấn đề nghị luận qua 1 câu danh ngôn, câu ngạn ngữ, một câu chuyện,…
  • Các thao tác thường dùng: Thao tác lập luận giải thích, phân tích, chứng minh, so sánh, bình luận, bác bỏ
  • Phạm vi dẫn chứng: Trong văn học, trong đời sống thực tiễn.

2.2. Các bước làm bài:               

  • Giới thiệu vấn đề cần nghị luận
    • Giải thích tư tưởng, đạo lí: Giải thích những từ trọng tâm, giải tích câu nói (các từ ngữ, thuật ngữ, khái niệm, nghĩa đen, nghĩa bóng,..), rút ra ý nghĩa.
  • Bàn luận:
    • Phân tích, chứng minh các mặt đúng của tư tưởng đạo lí (dẫn chứng). Chỉ ra tầm quan trọng, tác dụng của tư tưởng đạo lí đối với đời sống xã hội.
    • Bác bỏ (phê phán) những biểu hiện sai lệch (có thể đúng ở thời đại này nhưng hạn chế ở thời đại khác. (dẫn chứng).
    • Mở rộng, đào sâu thêm vấn đề, lật đi lật lại vấn đề (bảo vệ cái đúng, phủ định cái sai) hoặc mở rộng bằng cách giải thích và chứng minh.
  • Nêu ý nghĩa, rút ra bài học nhận thức và hành động.

2.3. Ví dụ minh họa:

Đề: Viết đoạn văn khoảng 200 từ, trình bày suy nghĩ của anh/ chị về câu nói: “Duy chỉ có gia đình, người ta mới tìm được chốn nương thân để chống lại tai ương của số phận” (Euripides)?.

                                                                     Gợi ý làm bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Tầm quan trọng của gia đình đối với mọi người.

Giải thích:

  • “Gia đình”: có mối quan hệ hôn nhân, huyết thống, tình cảm các thành viên gắn kết, bền chặt, cưu mang đùm bọc, nâng đỡ lẫn nhau.
  • “Tai ương của số phận”: gặp khó khăn, trắc trở đánh ngã cuộc đời con người.
  •  Nội dung cả câu: khẳng định vai trò to lớn của gia đình và trách nhiệm  của mỗi người.

 Bàn luận:

  • Phân tích, chứng minh: Vai trò của gia đình: gốc rễ, nguồn cội, nuôi dưỡng nên người, bồi dưỡng tâm hồn, tính cách và còn là nơi giúp ta vượt bao khó khăn thử thách để thực sự trưởng thành, có ích cho xã hội. Được vậy là nhờ trách nhiệm của mỗi người đối với gia đình.
  • Phê phán 1 số người thiếu trách nhiệm với gia đì
  • Mở rộng, phản đề: Tuy nhiên không phải ai lớn lên cũng được hưởng trọn vẹn tình yêu và sự giúp đỡ của gia đình nhưng vẫn có ích cho xã hội.

Bài học nhận thức và hành động.

               ------Nội dung đầy đủ chi tiết vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy----------

 

Trên đây là trích dẫn một phần Tài liệu hướng dẫn ôn tập thi THPT QG năm 2020 môn Ngữ Văn (Phần Nghị luận xã hội) - Trường THPT Lê Trung Kiên . Để xem được đầy đủ nội dung đề kiểm tra, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào HỌC247. Hy vọng rằng đây sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho các thầy cô làm tài liệu ôn tập và ra đề  cho học sinh. Đồng thời, tài liệu này giúp các em học sinh có bước ôn thi thật tốt để có một kết quả cao.

                                                                                            ---Mod Ngữ Văn tổng hợp và biên soạn--

ADMICRO
NONE

Tư liệu nổi bật tuần


ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF