Lấy bối cảnh là xí nghiệp Thắng Lợi trong những năm 80, Tôi và chúng ta phản ánh cuộc đấu tranh gay gắt để thay đổi phương thức tổ chức, lề lối hoạt động ở xí nghiệp Thắng Lợi. Để hiểu rõ hơn về mâu thuẫn của đoạn trích, Học247 xin giới thiệu đến các em bài Soạn văn 9 Tôi và chúng ta tóm tắt. Chúc các em có những trải nghiệm mới mẻ về tác phẩm của Lưu Quang Vũ.
1. Bố cục văn bản
- Bố cục gồm 2 phần:
- Phần 1: Diễn biến mâu thuẫn, xung đột trong đoanj trích, tính cách nhân vật.
- Phần 2: Cảm nhận về xu thế phát triển và kết thúc của vở kịch.
2. Hướng dẫn soạn văn Tôi và chúng ta
Câu 1: Đọc kĩ các chú thích để hiểu nội dung, chủ đề vở kịch, hiểu vị trí các nhân vật?
- Mở đầu hành động kịch diễn ra ngay trong phòng giám đốc.
- Nhân vật là Hoàng Việt, Lê Sơn, Nguyễn Chính, Trương, ông Quýnh, bà Mộng và một số công nhân.
- Hoàng Việt đưa ra ý kiến của mình về kế hoạch mở rộng sản xuất và phương án làm ăn mới của xí nghiệp.
Câu 2: Từ phần chú thích và đoạn trích này em hiểu mâu thuẫn cơ bản mà vở kịch Tôi và Chúng ta thể hiện là gì? Ý nghĩa của nó đối với thực tiễn phát triển của xã hội ta thời kì ấy như thế nào?
- Mâu thuẫn cơ bản: Mâu thuẫn giữa hai phái đối lập, một bên là những tư tưởng bảo thủ, lạc hậu với một bên là những tư tưởng tiến bộ, khát khao đổi mới.
- Ý nghĩa của nó đối với thực tiễn phát triển của xã hội ta thời kì ấy: Cần mạnh dạn đổi mới phương thức tổ chức, lề lối hoạt động.
Câu 3: Muốn thể hiện sự phát triển của xung đột, tác giả cần tạo được tình huống. Trong cảnh hai này, tình huống đó là gì? Mâu thuẫn cơ bản của tác phẩm đến đây bộc lộ như thế nào?
- Tình huống: Xí nghiệp Thắng Lợi liên tục ngưng trệ sản xuất, tình hình ngày càng đi xuống, giám đốc Hoàng Việt đã giải quyết bằng những biện pháp táo bạo. → Đây chính là lời tuyên chiến với phe của Nguyễn Chính.
- Sự phản ứng gay gắt của Nguyễn Chính làm cho tình huống kịch thêm căng thẳng và gay gắt. Mâu thuẫn cơ bản của tác phẩm đến đây bộc lộ đến đỉnh điểm, quyết liệt giữa hai tuyến nhân vật: tiên tiến, dám nghĩ dám làm và bảo thủ, máy móc.
Câu 4: Qua đoạn trích, em hiểu như thế nào về tính cách của Giám đốc Hoàng Việt, kĩ sư Lê Sơn, PGĐ Nguyễn Chính, quản đốc phân xưởng Trương?
- Giám đốc Hoàng Việt: người lãnh đạo có tinh thần trách nhiệm cao, năng động, táo bạo, dám nghĩ dám làm vì sự nghiệp chung của nhà máy cũng như quyền lợi của anh chị em công nhân.
- Lê Sơn: một kỹ sư có năng lực, có trình độ chuyên môn giỏi, từng gắn bó nhiều năm cùng xí nghiệp.
- Phó giám đốc Nguyễn Chính: tiêu biểu cho loại người bảo thủ nhưng cũng rất khôn ngoan, nhiều mánh khoé.
- Quản đốc Trương là người suy nghĩ và làm việc như cái máy, thiếu tình người, thích tỏ ra quyền thế, hách dịch với chị em công nhân.
Câu 5: Em có cảm nhận gì về xu thế phát triển và kết thúc của xung đột kịch?
- Cuộc đấu tranh trong Tôi và chúng ta là cuộc đấu tranh gay gắt giữa cái cũ và cái mới. Đó là vấn đề nóng bỏng của thực tiễn đời sống sinh động. Tuy gay go nhưng cuối cùng phần thắng sẽ thuộc về cái mới, cái tiến bộ.
Trên đây là bài Soạn văn 9 Tôi và chúng ta tóm tắt. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài soạn chi tiết Tôi và chúng ta.
-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----
Tư liệu nổi bật tuần
-
Soạn văn 11 Thao tác lập luận bình luận tóm tắt
27/01/20221027 -
Soạn bài Trái Đất tóm tắt - Kết nối tri thức Ngữ văn 6
18/12/2021871 - Xem thêm
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
XEM NHANH CHƯƠNG TRÌNH LỚP 9
Toán 9
Ngữ văn 9
Tiếng Anh 9
Vật lý 9
Hoá học 9
Sinh học 9
Lịch sử 9
Địa lý 9
GDCD 9
Công nghệ 9
Tin học 9
Cộng đồng
Xem nhiều nhất tuần
Thông báo
Bạn vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng chức năng này.