Tình mẫu tử thiêng liêng và cao quý luôn là cảm hứng bất tận của thơ văn, và điều này cũng được Chế Lan Viên thể hiện trong bài thơ Con cò. Để cảm nhận sâu sắc hơn về bài thơ, Học247 xin giới thiệu đến các em bài Soạn văn 9 Con cò tóm tắt. Chúc các em có thêm những nhận thức mới mẻ về hình ảnh con cò và triết lí trong thơ Chế Lan Viên.
1. Bố cục văn bản
- Bố cục gồm 3 phần:
- Phần 1: (Đoạn I): Hình ảnh con cò qua lời ru đến với con người từ thuở ấu thơ.
- Phần 2: (Đoạn II): Con cò qua lời ru đi vào tiềm thức tuổi thơ và theo đường đời.
- Phần 3: (Đoạn III): Từ hình ảnh con cò, suy ngẫm và triết lí về ý nghĩa lời ru và lòng mẹ.
2. Hướng dẫn soạn văn Con cò
Câu 1. Bài thơ phát triển từ một hình tượng bao trùm là hình tượng con cò trong những câu hát ru. Qua hình tượng con cò, tác giả nhằm nói về điều gì?
- Qua hình tượng con cò, Chế Lan Viên nhằm nói lên tấm lòng của mẹ và những lời hát ru.
Câu 2. Bài thơ được tác giả chia thành ba đoạn. Nội dung chính của mỗi đoạn là gì? Ý nghĩa biểu tượng của hình tượng con cò được bổ sung, biến đổi như thế nào qua các đoạn thơ?
- Bố cục của bài thơ: Tham khảo ở mục 1 (Bố cục văn bản).
- Ý nghĩa biểu trưng của con cò có sự phát triển: con cò trong lời ru (đoạn I) biến thành con cò mang tình cảm của mẹ mãi dõi theo bước chân con (đoạn II) và trở thành biểu tượng cho lời ru, cho lòng mẹ theo con suốt đời (đoạn III).
Câu 3. Trong đoạn đầu bài thơ, những câu ca dao nào được vận dụng? Nhận xét về cách vận dụng của tác giả?
- Những câu ca dao đã được tác giả vận dụng trong bài thơ:
- Con cò bay lả, bay la,
Bay từ cổng phủ bay ra cánh đồng.
- Con cò bay lả, bay la,
Bay từ cửa phủ bay về Đồng Đăng.
- Con cò mà đi ăn đêm,
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao.
Ông ơi ông vớt tôi nao,
Tôi có lòng nào, ông hãy xáo măng.
- Tác giả không đưa cả câu ca dao vào thơ mà chỉ lấy một vài từ, cụm từ → Đây là sự vận dụng ca dao một cách độc đáo, sáng tạo.
Câu 4. Ở bài thơ này có những câu thơ mang tính khái quát. Ví dụ:
Con dù lớn vẫn là con của mẹ,
Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con.
Một con cò thôi,
Con cò mẹ hát
Cũng là cuộc đời
Vỗ cách qua nổi.
Em hiểu như thế nào về những câu thơ trên?
- Những câu thơ này mang ý nghĩa:
Con dù lớn vẫn là con của mẹ,
Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con.
- → Khái quát một quy luật tình cảm ý nghĩa bền vững, rộng lớn và sâu sắc - Tình mẹ.
Một con cò thôi,
Con cò mẹ hát
Cũng là cuộc đời
Vỗ cách qua nổi.
- → Đúc kết ý nghĩa phong phú của hình tượng con cò trong những lời ru.
Câu 5. Nhận xét về thể thơ, nhịp điệu, giọng điệu của bài thơ. Các yếu tố ấy có tác dụng như thế nào trong việc biểu hiện tư tưởng, cảm xúc của nhà thơ?
- Thể thơ tự do, ít vần, câu dài ngắn khác nhau.
- Giọng điệu triết lí suy ngẫm, nhịp điệu bắt vần tạo âm hưởng như lời hát ru con.
- Việc thể hiện tư tưởng, cảm xúc của tác giả nhất quán, đa dạng và sáng tạo.
Trên đây là bài Soạn văn 9 Con cò tóm tắt. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài soạn chi tiết Con cò.
-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----
Tư liệu nổi bật tuần
-
Soạn văn 11 Thao tác lập luận bình luận tóm tắt
27/01/20221012 -
Soạn bài Trái Đất tóm tắt - Kết nối tri thức Ngữ văn 6
18/12/2021848 - Xem thêm
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
XEM NHANH CHƯƠNG TRÌNH LỚP 9
Toán 9
Ngữ văn 9
Tiếng Anh 9
Vật lý 9
Hoá học 9
Sinh học 9
Lịch sử 9
Địa lý 9
GDCD 9
Công nghệ 9
Tin học 9
Cộng đồng
Xem nhiều nhất tuần
5 bài văn mẫu chọn lọc về văn bản Chiếc lược ngà
8 bài văn mẫu Chuyện người con gái Nam Xương
6 bài văn mẫu truyện ngắn Làng hay
Công nghệ 9 Bài 5: Thực hành nối dây dẫn điện
5 bài văn mẫu về Kiều ở lầu Ngưng Bích
6 bài văn mẫu về tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa
Toán 9
Ngữ văn 9
Tiếng Anh 9
Vật lý 9
Hoá học 9
Sinh học 9
Lịch sử 9
Địa lý 9
GDCD 9
Công nghệ 9
Tin học 9
Xem nhiều nhất tuần
5 bài văn mẫu chọn lọc về văn bản Chiếc lược ngà
8 bài văn mẫu Chuyện người con gái Nam Xương
6 bài văn mẫu truyện ngắn Làng hay
Công nghệ 9 Bài 5: Thực hành nối dây dẫn điện
5 bài văn mẫu về Kiều ở lầu Ngưng Bích
6 bài văn mẫu về tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa
Thông báo
Bạn vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng chức năng này.