OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
UREKA

Soạn văn 9 Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La-phông-ten tóm tắt

Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2019/20190612/.pdf?r=9755
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La-phông-ten sẽ cung cấp cho các em những góc nhìn thú vị về hai loài vậy chó sói và cừu non của La Phông-ten và nhà khoa học Buy-phông. Để hiểu và soạn được văn bản này, Học247 xin giới thiệu đến các em bài Soạn văn 9 Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La-phông-ten tóm tắt. Chúc các em có một tiết học hay và thú vị.

 

 
 

1. Bố cục văn bản

  • Bố cục gồm 2 phần:
    • Phần 1: (từ đầu đến "tốt bụng như thế"): Hình tượng con cừu trong thơ La Phông-ten.
    • Phần 2: (còn lại): Hình tượng chó sói trong thơ La Phông-ten.

2. Hướng dẫn soạn văn Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La-phông-ten

Câu 1: Xác định bố cục hai phần của bài nghị luận văn chương này và đặt tiêu đề cho từng phần. Đối chiếu các phần ấy để tìm ra biện pháp lập luận giống nhau và cách triển khai khác nhau không lặp lại.

  • Bố cục: Tham khảo mục 1 (Bố cục văn bản).
  • Sự giống nhau trong biện pháp lập luận giữa hai phần: Để làm nổi bật hình tượng hai con vật (cừu và chó sói) trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten, tác giả đều lập luận bằng cách dẫn ra những lời viết về hai con vật ấy của Buy-phông để so sánh.
  • Cách triển khai khác nhau trong lập luận: “Bài nghị luận Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten vận dụng thành công thủ pháp nghệ thuật so sánh. Hai phần của bài viết như hai vế của một thế đối sánh tương phản: cừu - sói. 

Câu 2Nhà khoa học Buy-phông nhận xét về loài cừu, loài chó sói căn cứ vào đâu và có đúng không? Tại sao ông không nói đến "sự thân thương" của loài cừu và "nỗi bất hạnh" của loài chó sói?

  • Tác giả nhận xét về loài cừu, loài chó sói căn cứ vào đặc tính trong cuộc sống bầy đàn và đời sống riêng theo quan điểm một nhà khoa học.
  • Ông không nói đến “sự thân thương” của loài cừu và “nỗi bất hạnh” của loài chó sói, bởi nó không phải đặc tính cơ bản của chúng.

Câu 3Để xây dựng hình tượng con cừu trong bài Chó sói và cừu non, nhà thơ La Phông-ten lựa chọn khía cạnh chân thực nào của loài vật này, đồng thời có những sáng tạo gì?

  • La Phông-ten đã lựa chọn khía cạnh chân thực dựa trên đặc điểm vốn có của chó sói và cừu non.
  • Khía cạnh sáng tạo của nhà thơ: nhà thơ đã nhân cách hóa con cừu làm cho nó cũng biết nói năng và suy nghĩ như con người và đặc biệt rất nhanh nhạy trong đối đáp.

Câu 4. Chó sói có mặt trong nhiều bài thơ ngụ ngôn của La Phông-ten. Chứng minh rằng hình tượng chó sói trong bài cụ thể Chó sói và cừu non không hoàn toàn đúng như nhận xét của La Phông-Ten, mà chỉ phần nào có thể xem là đáng cười (hài kịch của sự ngu ngốc), còn chủ yếu lại là đáng ghét (bi kịch của sự độc ác).

  • Một tên trộm cướp nhưng khốn khổ và bất hạnh, với bộ mặt lấm lét, dáng vẻ hoang dã, cơ thể gầy giơ xương, nó tuy độc ác mà khổ sở, thường hay bị mắc mưu, hay bị dói dài và ăn đòn. → bi kịch của sự độc ác

Trên đây là bài Soạn văn 9 Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La-phông-ten tóm tắt. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài soạn chi tiết Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La-phông-ten.

 

-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF