OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Soạn văn 8 Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác tóm tắt

Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2019/20190613/.pdf?r=2541
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác nêu cao khí phách bất khuất, kiên cường của nhà chí sĩ cách mạng Phan Bội Châu. Để có cái nhìn khái quát về bài thơ, Học247 xin giới thiệu đến các em bài Soạn văn 8 Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác tóm tắt. Hi vọng với bài soạn văn tóm tắt này, các em sẽ dễ dàng nắm được những kiến thức cần đạt về tác phẩm!

 

 
 

1. Bố cục văn bản

  • Bố cục gồm 4 phần:
    • Phần 1: (Hai câu đề): Khí phách ngang tàng, bất khuất của nhà chí sĩ khi rơi vào tù ngục.
    • Phần 2: (Hai câu thực): Tự nghiệm về cuộc đời sóng gió.
    • Phần 3: (Hai câu luận): Hình tượng người anh hùng.
    • Phần 4: (Hai câu kết): Khẳng định tư tưởng nhà thơ.

2. Hướng dẫn soạn văn Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác

Câu 1. Phân tích cặp câu 1 - 2, tìm hiểu khí phách và phong thái của nhà chí sĩ khi rơi vào vòng ngục tù. 

  • “Vẫn là hào kiệt, vẫn phong lưu”: thể hiện bản lĩnh anh hùng trước sau như một.
  • “Chạy mỏi chân”: hoạt động sôi nổi đầy thử thách.
  • “thì hãy ở tù”: sự bình tĩnh, thái độ ngang tàng.
  • → Nhà tù chỉ là nơi rèn luyện ý chí, rèn luyện sức chịu đựng. Thể hiện khí phách hiên ngang, bất khuất, ung dung đường hoàng của người tù cách mạng.

Câu 2Đọc lại hai cặp câu 3 - 4, em thấy giọng điệu có gì thay đổi so với hai câu thơ trên? Vì sao? Lời tâm sự ở đây có ý nghĩa như thế nào? 

  • Ở câu 3-4: giọng thơ bay bổng trầm hùng sảng suy tư, phảng buồn đau, bi mà không lụy. Vì đối diện với thực tế cuộc sống chốn lao tù, khi đường cách mạng gián đoạn.
  • Phép đối: khách không nhà >< người có tội; trong bốn biển >< giữa năm châu → hình ảnh người tù trở nên cao đẹp.

Câu 3. Em hiểu thế nào về ý nghĩa của cặp câu 5 - 6? Lối nói khoa trương này có tác dụng gì trong việc biểu hiện hình ảnh người anh hùng, hào kiệt này?

Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế 

Mở miệng cười tan cuộc oán thù

  • Hai câu thơ thể hiện tinh thần lạc quan bất khuất của nhà cách mạng.
  • Lối nói khoa trương cho thấy tư thế hiên ngang, quyết tâm sắt đá, tinh thần cách mạng cao độ của người chí sĩ.

Câu 4. Hai câu cuối là kết tinh tư tưởng của toàn bài thơ. Em cảm nhận được điều gì từ hai câu thơ ấy?

Thân ấy vẫn còn, còn sự nghiệp

Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu.

  • Hai câu cuối thể hiện niềm tin mãnh liệt vào tương lai tươi sáng, đồng thời đây cũng là lời thách thức với những gian khổ.

Trên đây là bài Soạn văn 8 Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác tóm tắt. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài soạn chi tiết Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác.

 

-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF