Bài thơ Nhớ rừng thể hiện những tâm sự thầm kín của thế hệ thanh niên yêu nước trong bối cảnh nước mất nhà tan vào những năm 30 của thế kỉ XX. Để hiểu hơn về bối cảnh cũng như nội dung bài thơ, Học247 xin giới thiệu đến các em bài Soạn văn 8 Nhớ rừng tóm tắt. Hi vọng với bài soạn văn tóm tắt này, các em sẽ cảm nhận được những tâm sự của người dân Việt Nam đương thời trong cảnh mất nước.
1. Bố cục văn bản
- Bố cục gồm 3 phần:
- Phần 1: (Đoạn 1 và 4): Con hổ trong vườn bách thú.
- Phần 2: (Đoạn 2 và 3): Nỗi nhớ thời oanh liệt trong chốn giang sơn hùng vĩ.
- Phần 3: (Đoạn 5): Nỗi khao khát tự do và sự nuối tiếc cuộc sống hào hùng.
2. Hướng dẫn soạn văn Nhớ rừng
Câu 1: Bài thơ được tác giả ngắt thành 5 đoạn, hãy cho biết nội dung mỗi đoạn.
- Tham khảo mục 1 (Bố cục văn bản).
Câu 2. Trong bài thơ có hai cảnh được miêu tả đầy ấn tượng: cảnh vườn bách thú nơi con hổ bị nhốt (đoạn 1 và đoạn 4); cảnh núi rừng hùng vĩ, nơi con hổ ngự trị những “ngày xưa” (đoạn 2 và đoạn 3).
a) Hãy phân tích từng cảnh tượng.
b) Nhận xét việc sử dụng từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu các câu thơ trong đoạn 2 và đoạn 3. Phân tích để làm rõ cái hay của hai đoạn thơ này.
c) Qua sự đối lập sâu sắc giữa hai cảnh tượng nêu trên, tâm sự con hổ ở vườn bách thú được biểu hiện như thế nào? Tâm sự ấy có gì gần gũi với tâm sự người dân Việt Nam đương thời?
Gợi ý:
a. Cảnh tượng ở vườn bách thú là cảnh tượng rất tù túng, ngột ngạt.
- Đoạn 1: thể hiện tâm trạng chán ngán, căm hờn, uất ức của con hổ.
- Đoạn 4: cảnh tượng vườn bách thú trong mắt con hổ.
- Đoạn 2 và 3: miêu tả cảnh núi rừng đại ngàn và cuộc sống tự do của con hổ.
b. Từ ngữ chọn lọc, phong phú, gợi tả → diễn tả cảnh đại ngàn hùng vĩ, lớn lao, mạnh mẽ phi thường, bí ẩn linh thiêng trong giang sơn của con hổ.
c. Sự tương phản, đối lập gay gắt giữa cảnh tượng vườn bách thú, và cảnh núi rừng hùng vĩ diễn tả thấm thía nỗi nhớ tiếc da diết, đau đớn, của con hổ đối với những quá khứ huy hoàng của nó.
Câu 3. Căn cứ vào nội dung bài thơ, hãy giải thích vì sao tác giả mượn “lời con hổ ở vườn bách thú”. Việc mượn lời đó có tác dụng thế nào trong việc thể hiện nội dung cảm xúc của nhà thơ?
- Với hình ảnh con hổ, tác giả đã có một biểu tượng rất thích hợp và vẻ đẹp để thể hiện chủ đề bài thơ.
- Với hình ảnh có ý nghĩa biểu tượng đó, nhà thơ rất thuận lợi trong việc nói lên tâm sự và cảm hứng lãng mạn của mình.
Câu 4. Nhà phê bình văn học Hoài Thanh có nhận xét về thơ Thế Lữ: “Đọc đôi bài, nhất là bài Nhớ rừng, ta tưởng chừng thấy những chữ bị xô đẩy, bị dằn vặt bởi một sức mạnh phi thường. Thế Lữ như một viên tướng điều khiển đội quân Việt ngữ bằng những mệnh lệnh không thể cưỡng được” (Thi nhân Việt Nam, Sđd). Em hiểu như thế nào về ý kiến đó? Qua bài thơ, hãy chứng minh.
- Lời nhân xét của Hoài Thanh nhằm nói lên nghệ thuật sử dụng từ điêu luyện, đạt đến độ chính xác cao của Thế Lữ:
- Miêu tả âm thanh núi rừng Thế Lữ cho ta nghe thấy tiếng gió gào ngàn, giọng nguồn hét núi, tiếng thét khúc trường ca dữ dội.
- Điệp ngữ tạo ra sự tiếc nuối (nào đâu, đâu những,...)
- Câu thơ nhịp nhàng, cân đối khi miêu tả dáng điệu hùng dũng, mềm mại của con hổ.
Trên đây là bài Soạn văn 8 Nhớ rừng tóm tắt. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài soạn chi tiết Nhớ rừng.
-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----
Tư liệu nổi bật tuần
- Xem thêm
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)