Bài thơ Ngắm trăng thể hiện tinh thần yêu thiên nhiên của một tâm hồn thi sĩ, có phong thái ung dung lạc quan, nghị lực phi thường của người cộng sản vĩ đại. Để có những cái nhìn mới mẻ hơn về Bác, Học247 xin giới thiệu đến các em bài Soạn văn 8 Ngắm trăng tóm tắt. Hi vọng với bài soạn văn tóm tắt này, các em sẽ có thêm tư liệu tham khảo hay khi soạn bài.
1. Bố cục văn bản
- Bố cục gồm 2 phần:
- Phần 1: 2 câu thơ đầu.
- Phần 2: 2 câu thơ cuối.
2. Hướng dẫn soạn văn Ngắm trăng
Câu 1. Ở bài thơ này, Bác Hồ ngắm trăng trong hoàn cành như thế nào? Vì sao Bác lại nói đến cảnh “Trong tù không rượu cũng không hoa’’? Qua hai câu thơ đầu, em thấy Bác có tâm trạng ra sao trước cảnh đẹp ngoài trời?
- Hồ Chí Minh ngắm trăng trong một hoàn cảnh rất đặc biệt: ở trong tù.
- Bác nói đến cảnh "Trong tù không rượu cũng không hoa" vì Bác đang nhắc đến thú vui tao nhã uống rượu thưởng trăng của người xưa.
- Qua hai câu thơ đầu, tâm trạng của Bác vẫn ung dung tự tại, vẫn thả hồn mình cùng với thiên nhiên.
Câu 2. Trong hai câu thơ cuối của bài thơ chữ Hán, sự sắp xếp các từ nhân (và thi gia), song, nguyệt (và minh nguyệt) có gì đáng chú ý? Sự sắp xếp như vậy và việc đặt hai câu dưới dạng đối nhau có hiệu quả nghệ thuật như thế nào?
- Các từ chỉ người (nhân, thi gia) và các từ chỉ trăng (nguyệt) đặt ở hai đầu, ở giữa là cửa nhà tù (song). Thế nhưng, giữa người và trăng vẫn tìm được sự giao hoà với nhau. Cấu trúc đối này đã làm nổi bật tình cảm mãnh liệt giữa người và trăng, nổi bật sự gắn bó thân thiết của một mối quan hệ từ lâu đã trở thành tri kỉ (Bác với trăng).
Câu 3. Qua bài thơ, em thấy hình ảnh Bác Hồ hiện ra như thế nào?
- Qua bài thơ, hình ảnh Bác Hồ hiện lên với một tư thế hiên ngang, ung dung, tự tại. Trước cảnh ngục tù gian khổ nhưng Bác vẫn yêu đời, yêu thiên nhiên.
Câu 4. Nhà phê bình văn học Hoài Thanh nhận xét: “Thơ Bác đầy trăng”. Hãy chép lại bài thơ Bác Hổ viết về trăng mà em biết (chú ý ghi rõ thời điểm sáng tác mỗi bài). Cuộc “ngắm trăng” trong bài Vọng nguyệt và hình ảnh trăng được thể hiện trong các bài thơ khác của Bác có gì đáng chú ý?
- Các em có thể chọn một số bài thơ viết về trăng của Bác như: Ngắm trăng, Trung thu, Đêm thu, Rằm tháng giêng, Cảnh khuya,... để chép lại.
- Cuộc "ngắm trăng" trong bài Vọng nguyệt và hình ảnh trăng được thể hiện trong các bài thơ khác của Bác mang nhiều sắc vẻ khác nhau. Nhưng dù là trăng được cảm nhận từ chốn lao tù hay giữa cảnh trời nước bao la, dù là khi thư nhàn hay đang bận bịu trăm công nghìn việc, với tâm hồn luôn hướng tới cái đẹp, tới ánh sáng của Bác, bao giờ trăng cũng hiện lên như một tri âm tri kỉ của Người.
Trên đây là bài Soạn văn 8 Ngắm trăng tóm tắt. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài soạn chi tiết Ngắm trăng.
-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----
Tư liệu nổi bật tuần
- Xem thêm
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)