Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn ra đời nhằm mục đích cổ vũ tinh thần quân dân cùng nhau đứng lên chống giặc Nguyên - Mông xâm lược. Để hiểu sâu hơn về nội dung và nghệ thuật của văn bản, Học247 xin giới thiệu đến các em bài Soạn văn 8 Hịch tướng sĩ tóm tắt. Hi vọng với bài soan văn tóm tắt này, các em sẽ trả lời được những câu hỏi trong phần soạn bài và hiểu khái quát hơn về tác phẩm.
1. Bố cục văn bản
- Bố cục gồm 4 phần:
- Phần 1: (Từ đầu đến "còn lưu tiếng tốt"): Nêu những gương trung thần nghĩa sĩ trong sử sách để khích lệ ý chí lập công danh, xả thân vì nước.
- Phần 2: (Từ "Huống chi" đến "cũng vui lòng"): Tố cáo sự hống hách và tội ác của kẻ thù, đồng thời nói lên lòng căm thù giặc.
- Phần 3: (Từ "Các ngươi" đến "không muốn vui vẻ phỏng có được không?"): Phân tích phải trái, làm rõ đúng sai trong lối sống, trong hành động của các tướng sĩ.
-
Phần 4: (Còn lại): Nêu nhiệm vụ cụ thể, cấp bách, khích lộ tinh thần chiến đấu của tướng sĩ.
2. Hướng dẫn soạn văn Hịch tướng sĩ
Câu 1. Bài Hịch có thể chia làm mấy đoạn? Nêu ý chính của từng đoạn.
- Tham khảo mục 1 (Bố cục văn bản).
Câu 2. Sự ngang ngược và tội ác của giặc được lột tả như thế nào? Đoạn văn tố cáo tội ác của giặc đã khơi gợi điều gì ở tướng sĩ?
- Sự ngang ngược và tội ác của giặc được lột tả:
- Đi lại nghênh ngang, sỉ mắng triều đình.
- Bắt nạt tề phụ, đòi lụa ngọc, thu vàng bạc, vét của kho.
- Đoạn văn tố cáo tội ác của giặc đã khơi gợi sự căm phẫn trước kẻ thù và trách nhiệm đối với đất nước ở tướng sĩ.
Câu 3. Phân tích lòng yêu nước, căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn qua đoạn văn tác giả tự nói lên nỗi lòng mình.
- Lòng yêu nước căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn thể hiện qua:
- Hành động: quên ăn, mất ngủ, đau đớn đến thắt tim, thắt ruột.
- Thái độ: uất ức, căm tức khi chưa trả thù, sẵn sàng hy sinh để rửa mối nhục cho đất nước.
Câu 4. Sau khi nêu mối ân tình giữa chủ soái và tướng sĩ, Trần Quốc Tuấn phê phán những hành động sai của tướng sĩ, đồng thời khẳng định những hành động đúng nên làm là có dụng ý gì? Khi phê phán hay khẳng định, tác giả tập trung vấn đề gì? Tại sao phải như vậy?
- Sau khi nêu mối ân tình giữa chủ soái và tướng sĩ, Trần Quốc Tuấn phê phán những hành động sai của tướng sĩ, đồng thời khẳng định những hành động nên làm nhằm thức tỉnh sự tự ý thức, trách nhiệm, tự nhìn nhận lại mình để điều chỉnh suy nghĩ cũng như hành động của tướng sĩ.
- Khi phê phán hay khẳng định, tác giả đều tập trung vào vấn đề đề cao tinh thần cảnh giác, chăm lo rèn luyện để chiến thắng kẻ thù xâm lược.
Câu 5. Giọng văn là lời vị chủ soái nói với tướng sĩ dưới quyền hay lời người cùng cảnh ngộ? Là lời khuyên răn tỏ thiệt hơn hay lời nghiêm khắc cảnh cáo? Cách viết của tác giả có tác động đến tướng sĩ như thế nào?
- Giọng văn rất linh hoạt, có khi là lời vị chủ soái nói với tướng sĩ dưới quyền, có khi là lời người cùng ảnh, lúc là lời khuyên răn bày tỏ thiệt hơn, khi lại là lời nghiêm khắc cảnh cáo.
Câu 6. Hãy nêu một số đặc sắc nghệ thuật đã tạo nên sức thuyết phục người đọc bằng cả nhận thức và tình cảm ở bài Hịch tướng sĩ.
- Kết cấu chặt chẽ, lập luận sắc bén.
- Sử dụng kiểu câu nguyên nhân - kết quả.
- Biện pháp tu từ: so sánh, điệp từ, điệp ý tăng tiến, phóng đại ...
- Sử dụng những hình tượng nghệ thuật gợi cảm, dễ hiểu.
Trên đây là bài Soạn văn 8 Hịch tướng sĩ tóm tắt. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài soạn chi tiết Hịch tướng sĩ.
-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----
Tư liệu nổi bật tuần
- Xem thêm
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)