OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
UREKA

Soạn văn 8 Đập đá ở Côn Lôn tóm tắt

Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2019/20190613/.pdf?r=6876
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Bài thơ Đập đá ở Côn Lôn thể hiện vẻ đẹp hào hùng của các chí sĩ yêu nước biểu hiện ở khí phách hiên ngang, lẫm liệt trước những thử thách gian lao. Để nắm vững kiến thức về tác phẩm này, Học247 xin giới thiệu đến các em bài Soạn văn 8 Đập đá ở Côn Lôn tóm tắt. Hi vọng với bài soạn văn tóm tắt này, các em sẽ có những cảm nhận sâu sắc hơn về tác giả Phan Châu Trinh và bài thơ.

 

 
 

1. Bố cục văn bản

  • Bố cục gồm 4 phần:
    • Phần 1: (2 câu Đề): Tư thế ngạo nghễ của người tù khi ở Côn Lôn.
    • Phần 2: (2 câu Thực): Sức mạnh phi thường của người chí sĩ yêu nước.
    • Phần 3: (2 câu Luận): Chí khí vững bền qua gian khó.
    • Phần 4: (2 câu Kết): Tinh thần lạc quan, dũng khí hiên ngang sắt đá.

2. Hướng dẫn soạn văn Đập đá ở Côn Lôn

Câu 1. Em hình dung công việc đập đá của người tù ở Côn Đảo là một công việc như thế nào? (Chú ý không gian, điều kiện làm việc và tính chất công việc.) 

  • Không gian: Côn Đảo là nơi khắc nghiệt, địa ngục trần gian.
  • Điều kiện làm việc: người tù khổ sai bị bóc lột, đàn áp.
  • Tính chất công việc: Việc đập đá là công việc nặng nhọc.
  • Tư thế của người tù: đứng giữa đất Côn Lôn với tư thế ngạo nghễ, lẫm liệt.

Câu 2Bốn câu thơ đầu có hai lớp nghĩa. Hai lớp nghĩa đó là gì? Phân tích giá trị nghệ thuật của những câu thơ đó. Nhận xét về khẩu khí của tác giả. 

Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn,

Lừng lẫy làm cho lở núi non.

Xách búa đánh tan năm bảy đống,

Ra tay đập bể mấy trăm hòn. 

  • Bốn câu thơ đầu có hai lớp nghĩa: nghĩa thực và nghĩa tượng trưng
    • Nghĩa thực: Công việc đập đá khổ cực, gian khó, đó là cách thực dân Pháp đày ải, hành hạ người tù cách mạng
    • Nghĩa tượng trưng: Nổi bật lên tư thế hiên ngang, tinh thần ngang tàng của chí sĩ yêu nước.
  • Giá trị nghệ thuật của hình ảnh mang hai lớp nghĩa:
    • Làm trai, đứng giữa đất Côn Lôn: quan niệm truyền thống về chí nam nhi, hiên ngang, trụ cột, có chí lớn.
    • Làm cho lở núi non: sức mạnh phi thường làm thay đổi cục diện, tình thế.
    • Xách búa, đánh tan, năm bảy đống: không quản khó khăn, cực nhọc
    • Ra tay đập bể mấy trăm hòn: chiến công của đấng trượng phu anh hùng.
  • Khẩu khí của tác giả:
    • Sử dụng liên tiếp các động từ, tính từ mạnh nhằm khẳng định lòng kiêu hãnh của người có chí lớn, muốn hành động để giúp nước, cứu đời.
    • Giọng thơ đanh thép, hùng hồn thể hiện tư chất hiên ngang lẫm liệt, không chịu khuất phục.

Câu 3Bốn câu thơ cuối bộc lộ trực tiếp những cảm xúc và suy nghĩ của tác giả. Em hãy tìm hiểu ý nghĩa những câu thơ này và cách thức biểu hiện xúc cảm của tác giả.

  • Bốn câu thơ cuối toát lên tinh thần lạc quan, tin tưởng vào chính mình, vào con đường chính nghĩa đã lựa chọn.
  • Vẻ đẹp tinh thần này kết hợp với tầm vóc sức mạnh ở 4 câu thơ trước đã tôn hình tượng người anh hùng lên ngang tầm với sử thi.

Trên đây là bài Soạn văn 8 Đập đá ở Côn Lôn tóm tắt. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài soạn chi tiết Đập đá ở Côn Lôn.

 

-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF