OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Soạn văn 11 Chữ người tử tù tóm tắt

Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2019/20190605/.pdf?r=8124
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Soạn văn 11 Chữ người tử tù tóm tắt là bài soạn được Học247 biên soạn và tổng hợp. Thông qua bài soạn này, các em sẽ trả lời được các câu hỏi trong phần đọc hiểu cũng như thấy được cái đẹp luôn gắn với cái thiện, cái đẹp luôn có sức mạnh cảm hóa con người. Hi vọng với bài soạn này, các em sẽ nắm được khái quát nội dung bài học trước khi đến lớp.

 

 
 

1. Bố cục văn bản

  • Bố cục gồm 3 phần:
    • Phần 1: (từ đầu đến "rồi sẽ liệu"): Cuộc gặp giữa Huấn Cao và thầy quản ngục.
    • Phần 2: (tiếp theo đến "trong thiên hạ"): Quản ngục mong muốn được Huấn Cao cho chữ.
    • Phần 3: (còn lại): Cảnh cho chữ trong ngục.

2. Hướng dẫn soạn văn Chữ người tử tù

Câu 1: Tình huống truyện trong tác phẩm ”Chữ người tử tù”  là gì? Tác dụng của tình huống này đối với việc thể hiện tính cách nhân vật và kịch tính của truyện?

  • Tình huống truyện độc đáo:
    • Hai nhân vật Huấn Cao và quản ngục, bình diện xã hội đối lập nhau. Một người là tử tù một người là quan quản ngục- đại diện cho trật tự xã hội. Ở họ có chung tâm hồn nghệ sĩ, yêu cái đẹp nên họ trở thành tri kỉ, tri âm của nhau. Tạo dựng tình huống éo le khi để họ gặp nhau giữa chốn ngục tù, tối tăm nhơ bẩn, tác giả tạo nên cuộc kì ngộ đáng nhớ và kì lạ.
  • Tác dụng:
    • Làm nổi bật trọn vẹn vẻ đẹp về nhân cách, tài năng của Huấn Cao
    • Làm sáng tỏ tấm lòng “biệt nhỡn nhân tài” của quản ngục
    • Chủ đề tác phẩm từ đó cũng được thể hiện

Câu 2: Phân tích vẻ đẹp độc đáo của hình tượng Huấn Cao. Qua nhân vật Huấn Cao, anh (chị) có nhận xét gì về quan niệm của Nguyễn Tuân về cái đẹp?

  • Huấn Cao có vẻ đẹp thể hiện qua phẩm chất:
    • Con người tài hoa, ưu việt, đầy quyền năng (tài viết chữ "đẹp và vuông lắm", tiếng tăm nổi khắp tỉnh Sơn, khiến quan ngục muốn xin chữ).
    • Khí phách hiên ngang, gan dạ của Huấn Cao (Vẫn giữ được sự hiên ngang, khản khái ngay cả trong tù).
    • Người có "thiên lương" trong sáng và cao đẹp (thái độ trọng cái đẹp, chia sẻ lời gan ruột với quản ngục).
  • Tác giả xây dựng hình tượng Huấn Cao với dụng ý nghệ thuật:
    • Bày tỏ quan niệm nghệ thuật về cái đẹp của tác giả.
    • Cái tài phải đi đôi với cái tâm, cái đẹp và cái thiện không thể tách rời: quan niệm tiến bộ của tác giả.

Câu 3: Nhân vật quản ngục có những phẩm chất gì khiến Huấn Cao cảm kích coi là "một tấm lòng trong thiên hạ" và tác giả coi đó là "một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn độn xô bồ"?

  • Nhân vật viên quản ngục có những phẩm chất:
    • Là một người có tâm hồn nghệ sĩ
    • Là một người có tấm lòng "biệt nhỡn liên tài", cảm phục tài năng và nhân cách Huấn Cao.
    • Quản ngục suy nghĩ về nghề của mình và cho rằng "chọn nhầm nghề". Một lòng tâm phục, khẩu phục, nghẹn ngào vái người tù một vái, chắp tay nói một câu: "kẻ mê muội này xin bái lĩnh". "Quản ngục" hai tiếng ấy để chỉ công việc chức trách. Đó chỉ là cái áo khoác phủ ngoài một tâm hồn đẹp.
  • ⇒ Đây chính là những phẩm chất khiến Huấn Cao cảm kích, coi là "một tấm lòng trong thiên hạ".

Câu 4: Phân tích đoạn văn tả cảnh Huấn Cao cho chữ viên quản ngục trong nhà lao. Vì sao tác giả coi đây là "một cảnh tượng xưa nay chưa từng có"?

  • Nguyễn Tuân dụng công miêu tả "cảnh tượng xưa nay chưa từng có" làm nổi bật vẻ đẹp trang trọng, uy nghi, bất tử hình tượng Huấn Cao.
    • Việc cho chữ - hoạt động nghệ thuật thanh cao diễn ra trong căn buồng tối tăm, chật hẹp, ẩm ướt, hôi hám.
    • Cái đẹp tỏa sáng, người nghệ sĩ tô từng nét chữ không phải người được tự do mà là kẻ tử tù.
    • Hình tượng người tử tù uy nghi, cao đẹp >< quản ngục, thơ lại là kẻ tự do.
    • Trật tự trong nhà tù bị đảo ngược: người tù ban phát cái đẹp, răn dạy quản ngục.
  • ⇒ Sự chiến thắng của thiện lương, của ánh sáng nghệ thuật chân chính. Tô đậm nhân cách thanh cao, ngang tàng của Huấn Cao.

Câu 5: Anh (chị) có nhận xét gì về bút pháp xây dựng nhân vật, bút pháp miêu tả cảnh vật và nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Tuân trong truyện Chữ người tử tù?

  • Khắc họa thành công hình tượng Huấn Cao. Qua đó, nhà văn thể hiện quan niệm về cái đẹp, khẳng định sự bất tử của cái đẹp và bộc lộ thầm kín tấm lòng yêu nước ⇒ bút pháp lí tưởng hóa cảm cảm hứng lãng mạn.
  • Tạo dựng tình huống truyện độc đáo
  • Tạo không khí cổ kính, trang trọng: sử dụng nhiều từ Hán Việt, từ cổ.
  • Sử dụng thủ pháp đối lập và ngôn ngữ giàu tính tạo hình ⇒ sự đối lập gay gắt giữa cái đẹp và cái xấu, cái thiện và cái ác, tính cách và hoàn cảnh.

Trên đây là bài Soạn văn 11 Chữ người tử tù tóm tắt. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài soạn chi tiết Chữ người tử tù.

 

-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF