OPTADS360
AANETWORK
LAVA
YOMEDIA

Soạn văn 10 Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ tóm tắt

Banner-Video
https://m.hoc247.net/docview/viewfile/1.1.114/web/?f=https://m.hoc247.net/tulieu/2019/20190610/.pdf?r=7548
ADSENSE/
QUẢNG CÁO
 
Banner-Video

Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ được trích từ tác phẩm Chinh phụ ngâm của tác giả Đặng Trần Côn là khúc ngâm của người phụ nữ có chồng đi chinh chiến. Để nắm vững nội dung và nghệ thuật của đoạn trích, Học247 xin giới thiệu đến các em bài Soạn văn 10 Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ tóm tắt. Chúc các em có một tiết học về văn học trung đại hay và ý nghĩa.

 

 
 

1. Bố cục văn bản

  • Bố cục gồm 2 phần:
    • Phần 1: (16 câu đầu): Tình cảnh lẻ loi, nỗi cô đơn sầu muộn của người chinh phụ.
    • Phần 2: (8 câu còn lại): Gửi niềm thương nhớ khôn nguôi đến người chồng nơi biên ải xa.

2. Hướng dẫn soạn văn Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ

Câu 1: Hãy chỉ ra các yếu tố ngoại cảnh thể hiện tâm trạng người chinh phụ và ý nghĩa diễn tả nội tâm của các yếu tố đó.

  • Ngọn đèn: Trong những đêm đơn lẻ, buồn khổ người thiếu phụ chỉ có ngọn đèn vô tri vô giác chia sẻ ưu tư.
  • Chim thước: không có tin tức của người nơi biên viễn.
  • Trong rèm, ngoài rèm: không gian cô quạnh dàn trải mênh mông.
  • Thời gian trôi người thiếu phụ rơi vào tuyệt vọng và nỗi buồn mênh mang, cô đơn của con người.
  • Tiếng gà: là âm thanh xuất hiện trong cái cô tịch của đêm.
  • Bóng cây hòe: gợi ra cảm giác hoang vắng, cô quạnh, bóng người sầu tê tái vì mong nhớ, khát khao.
  • → Nỗi cô đơn, buồn tủi chiếm lấy tâm trí người chinh phụ. Cảnh vật xung quanh dường như tô đậm hơn nỗi sầu kim cổ ấy.

Câu 2: Theo anh (chị), những dấu hiệu nào cho thấy nỗi cô đơn của người chinh phụ?

  • Những dấu hiệu cho thấy nỗi cô đơn của người chinh phụ là những hành động lặp đi lặp lại.
  • Trong đoạn trích này, hình ảnh người chinh phụ từng bước thầm lặng ngoài hiên vắng, và đặc biệt là hình ảnh con người ấy một mình ngồi với ngọn đèn trong phòng riêng vắng lặng là những dấu hiệu cực tả nỗi cô đơn trong cảnh lẻ lo của người chinh phụ.

Câu 3: Hãy cho biết vì sao người chinh phụ đau khổ?

  • Lo lắng cho sự an nguy của chồng nơi chiến trận.
  • Tuổi trẻ trôi qua trong hiu quạnh, hạnh phúc, tình yêu đôi lứa cũng mất theo.
  • Niềm tin vào cuộc sống mỏng manh, mờ nhạt.

Câu 4*: Xác định những câu thơ là lời của người chinh phụ và cho biết giá trị biểu hiện của nó.

  • Ngôn ngữ nhân vật, chủ yếu là ngôn ngữ nội tâm, nửa trực tiếp (vừa là nhân vật, vừa của tác giả).
  • Nhân vật bộc lộ gián tiếp thông qua cảnh vật, sự bối rối trong hành động thấy nhân vật đang buồn da diết, oán trách, than vãn cho hiện thực phũ phàng.
  • Tâm trạng người chinh phụ thấy rõ sự thất vọng, tuyệt vọng.

Câu 5: Đọc diễn cảm đoạn trích (nếu ngâm được càng tốt). Hãy nhận xét về nhạc điệu của thể thơ song thất lục bát (có so sánh với các thể thơ mà anh (chị) biết)

  • Với thể thơ song thất lục bát, tất cả tiếng lòng sầu thương ai oán của người chinh phụ đã được tấu lên với giọng cao thấp, bổng trầm mà khó có thể thơ nào có thể diễn tả được như thế.
  • Ngoài nhạc điệu vốn có của thể thơ song thất lục bát, giọng sầu thương bi thiết còn được tạo nên bởi cách sử dụng ngôn ngữ, hình ảnh có giá trị gợi tả nỗi buồn, tình cảnh lẻ loi; các từ láy cùng với biện pháp điệp từ ngữ, lối đối cũng góp một phần không nhỏ vào việc tạo nên giọng điệu sầu bi ấy.

Trên đây là bài Soạn văn 10 Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ tóm tắt. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài soạn chi tiết Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ.

 

-----Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp-----

ADMICRO
NONE

ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9312 failed (errno=111, msg=Connection refused)
OFF