Bài văn mẫu: Phát biểu cảm nghĩ về bài văn Lao xao của Duy Khán là một trong những tài liệu hữu ích dành cho các em tham khảo, nhằm giúp các em biết cách làm bài văn phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học được chính xác và hấp dẫn hơn. Chúc các em học tốt!
1. Sơ đồ tóm tắt gợi ý
2. Dàn bài chi tiết
a. Mở bài
- Bài văn “Lao xao” trích từ tập hồi kí “Tuổi thơ im lặng” của nhà văn Duy Khán.
- Qua sự hồi tưởng về những kỉ niệm của thời niên thiếu ở một làng quê nghèo vùng Bắc Bộ, tác giả đã dựng lại bức tranh thiên nhiên và bức tranh sinh hoạt ở nông thôn thời ấy với tình yêu nồng nàn, sâu đậm.
b. Thân bài
- Khung cảnh làng quê lúc vào hè
- Tràn đầy màu sắc và hương thơm của các loại hoa. Bướm ong tấp nập, rộn rịp hút nhuỵ hoa: “Giời chớm hè. Cây cối um tùm. Cả làng thơm. Cây hoa lan nở hoa trắng xoá. Hoa giẻ từng chùm mảnh dẻ. Hoa móng rồng... thơm như mùi mít chín... Ong vàng, ong vò vẽ, ong, mật đánh lộn nhau Đềhút mật ở hoa... Bướm hiền lành bỏ chỗ lao xao. Từng đàn rủ nhau lặng lẽ bay đi”.
- Thế giới phong phú của loài chim qua đôi mắt trẻ thơ
- Các loài chim được chia thành hai nhóm: chim lành và chim ác.
- Nhóm chim lành: bồ các, sáo sậu, tu hú, chim ngói, nhạn... “Tu hú kêu báo mùa hè đến, vải chín đỏ cây. Một đàn chim ngói sạt qua rồi vội vã kéo nhau về hướng mặt trời lặn. Nhạn tha hồ vùng vẫy tít mây xanh”... “Con sáo nhà bác Vui tọ toẹ học nói”..., “chèo bẻo dũng cảm đánh đuổi lũ diều hâu, chim cắt”...
- Nhóm chim ác: diều hâu, quạ, chim cất... hay rình bắt gà con.
- Mỗi loài chim được gắn cho những đặc điểm tính nết hay phẩm chất như con người.
→ Những đoạn miêu tả kĩ lưỡng và chính xác về từng loại chim chứng tỏ vốn hiểu biết phong phú và tình cảm yêu mến của tác giả dành cho những người bạn nhỏ bé, đáng yêu của tuổi thơ.
c. Kết bài
- Qua những kỉ niệm của thời niên thiếu, nhà văn đã khéo léo tái hiện phong cảnh quê hương thanh bình, ấm áp tinh người. Mảnh đất quê hương tươi đẹp là nguồn cảm xúc bất tận của nhà văn.
Bài văn mẫu
Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ về bài văn “Lao xao” của Duy Khán.
Gợi ý làm bài
Bài văn “Lao xao” trích từ tập hồi kí “Tuổi thơ im lặng” của Duy Khán, một trong những tác phẩm được dư luận đánh giá cao trong mảng văn học thiếu nhi từ sau năm 1975 trở lại đây. Qua những kỉ niệm thời niên thiếu của mình ở một làng quê thuộc tỉnh Bắc Ninh, tác giả đã dựng lại bức tranh thiên nhiên và bức tranh sinh hoạt ở nông thôn thuở trước. Tuy đơn sơ, nghèo khó nhưng vẫn ánh lên vẻ đẹp tươi mát và ấm áp tình người.
Bằng đôi mắt quan sát tinh tường, vốn hiểu biết phong phú và tình cảm yêu mến quê hương, nhà văn đã vẽ nên bức tranh sinh động, phong phú về thế giới các loài chim.
Sau mấy câu mở đầu miêu tả khung cảnh làng quê lúc chớm vào hè, tác giả tả và kể về một số loài chim quen thuộc. Các loài chim được chia theo hai nhóm. Nhóm chim lành gần gũi với con người như bồ các, sáo sậu, tu hú... Nhóm chim ác như diều hâu, quạ, chim cắt... Đặc biệt là chèo bẻo dám đánh lại lũ chim ác. Tác giả đã chọn ở mỗi loài chim một vài nét nổi bật về tiếng kêu, màu sắc, hình dáng, hoặc tập tính của chúng để miêu tả.
-- Để xem được đầy đủ tài liệu, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào HOC247 để dowload tài liệu về máy --
Sự kết hợp khéo léo giữa miêu tả, kể chuyện và nhận xét, bình luận chứng tỏ vốn hiểu biết phong phú và tình cảm yêu mến của tác giả dành cho các loài chim - người bạn thân thiết nhất của tuổi thơ: “Người ta nói chèo bẻo là kẻ cắp. Kẻ cắp hôm nay gặp bà già. Nhưng từ đây tôi lại quý chèo bẻo. Ngày mùa, chúng thức suốt đêm. Mới tờ mờ đất nó đã cất tiếng gọi người: “Chè cheo chét”... Chúng nó trị kẻ ác. Thì ra, người có tội khi trở thành người tốt thì tốt lắm.”
Đó là cách nhìn trong mối quan hệ với con người, với công việc nhà nông, là thiện cảm hoặc ác cảm với từng loài chim theo quan niệm phổ biến lâu đời của dân gian, đôi khi gán cho chúng những tính nết hay phẩm chất như con người.
Qua những kỉ niệm thời niên thiếu, nhà văn Duy Khán đã tái hiện bức tranh thiên nhiên và cuộc sống ở nông thôn. Hiện thực cuộc sống đã trở thành chất liệu nghệ thuật dưới ngòi bút tài hoa của nhà văn. Có thể nói Duy Khán đã gửi cả tâm hồn mình vào những trang viết mộc mạc, hồn nhiên và đầy chất thơ như thế.
Trên đây chỉ trích dẫn một phần sơ đồ tóm tắt gợi ý được trình bày dưới dạng sơ đồ tư duy, giúp các em dễ dàng trong việc ghi nhớ kiến thức; kết hợp với dàn bài chi tiết và bài văn mẫu. Hi vọng, bài văn mẫu: Phát biểu cảm nghĩ về bài văn “Lao xao” của Duy Khán sẽ giúp ích cho quá trình dạy và học của quý thầy cô giáo và các em học sinh, giúp những tiết học Văn sinh động và hiệu quả hơn. Mời thầy cô và các em cùng tham khảo.
--- MOD Ngữ văn HOC247 (Tổng hợp và biên soạn)
Tài liệu liên quan
Tư liệu nổi bật tuần
-
Phân tích 9 câu thơ đầu bài “Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm
27/06/2024230 - Xem thêm